ĐCSTQ đang kỷ niệm 45 năm cải cách và mở cửa. Khi đối mặt với những khó khăn chưa từng có trong đối nội và đối ngoại, bầu không khí lễ hội này lại trở nên khá kỳ lạ. Cải cách, mở cửa là lời nói dối lớn nhất thế giới, lễ kỷ niệm chỉ là sự tô vẽ.

Mao Trạch Dông Dặng Tiểu Bình Tập Cận Bình
Từ trái qua: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình. (Ảnh ghép)

Để ca ngợi Tập Cận Bình, truyền thông nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hạ thấp vai trò của các lãnh đạo trước đây từ Đặng Tiểu Bình trở đi. Kiểu nịnh nọt này khiến Tập trở thành trò cười cho cả thế giới, đạo đức không xứng với địa vị, trí tuệ không xứng với quyền lực.

Cải cách và mở cửa chỉ là một thủ đoạn để ĐCSTQ có thể tiếp tục tồn tại vào thời điểm đó. Lúc đầu, Đặng Tiểu Bình cho rằng cải cách và mở cửa sẽ phải mất cả trăm năm. Nhưng từ đầu chí cuối, ông ta không hề có ý định thực sự thay đổi thể chế của Trung Quốc và từ bỏ chế độ độc tài của ĐCSTQ.

Cải cách và mở cửa có thể được tiến hành một cách tự do, nhưng phải nằm trong khuôn khổ “4 nguyên tắc cơ bản” do Đặng đưa ra, gồm kiên trì đường lối xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của ĐCSTQ và chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.

Cả thế giới, trong đó có người dân Trung Quốc, đã bị ĐCSTQ lừa dối. Họ chỉ nhìn thấy sự trỗi dậy kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với thế giới, mà bỏ qua 4 nguyên tắc của Đặng Tiểu Bình.

Cải cách, mở cửa không những không mang lại những thay đổi chính trị và thiết lập lại hệ thống quốc gia, mà còn bộc lộ bộ mặt hung dữ, âm mưu thay đổi thế giới bằng sức mạnh quốc gia hùng mạnh của ĐCSTQ.

Nhiều người cho rằng Tập Cận Bình đã đi chệch khỏi đường lối cải cách của Đặng Tiểu Bình. Thực tế không phải vậy, thậm từ đầu đến cuối, Tập còn kiên quyết duy trì 4 nguyên tắc cơ bản trên.

Lần đầu tiên khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, tức sau cải cách mở cửa khoảng 30 năm, khi đó khối tài sản quốc gia đã đáng kể đã được tích lũy, tham vọng thống trị thế giới của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ.

Nhưng những thay đổi về chính trị và văn hóa xã hội đang dần làm xói mòn nền tảng cai trị độc đoán của ĐCSTQ. Nếu không kìm hãm lại, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho kiến ​​trúc thượng tầng của ĐCSTQ.

Từ thời Hồ Cẩm Đào, ĐCSTQ đã phát đi tín hiệu thắt chặt chính trị, nhưng còn khá tiết chế. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên hùng mạnh hơn, nếu không thể đảo ngược xu thế, tương lai của ĐCSTQ có thể sẽ khó khăn hơn.

Vì vậy, Tập đã áp dụng chính sách thoái lùi toàn diện trong đối nội và đối ngoại. Mọi chính sách đều đi theo hướng ngược lại, với tốc độ thoái lùi ngày càng cấp bách hơn. Từ góc độ lợi ích của chính ĐCSTQ, mọi việc Tập Cận Bình làm đều phù hợp với kế hoạch của Đặng Tiểu Bình.

Sau khi làm rối tung mọi chuyện, Tập chợt nhận ra rằng mình đang gặp rắc rối, tiền bạc cạn kiệt, mất đi lòng dân, kẻ thù khắp thế giới và không thể tiến về phía trước. Điều phiền phức hơn là cả thế giới đã nhìn thấu tham vọng bá chủ thế giới của ĐCSTQ.

Về đối nội, tham nhũng đã gây tổn hại rất lớn đến lợi ích sống còn của người dân, dân chúng khiếu kiện khắp nơi. Tập đã trở thành kẻ đơn độc, ĐCSTQ bị dồn đến bờ vực thẳm.

Ban đầu Đặng Tiểu Bình dự định sẽ im lặng làm giàu trong 100 năm dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản, nhằm đảm bảo sự bền vững của chế độ ĐCSTQ, 100 năm sau, ĐCSTQ sẽ rất lớn mạnh, khi đó việc thống trị thế giới sẽ nằm trong tầm tay.

Điều mà ông ta không thể ngờ đến là kinh tế thị trường sẽ làm tan vỡ nền tảng của chế độ độc tài, làm suy yếu nền tảng kinh tế và gây khó khăn cho việc bảo vệ kiến ​​trúc thượng tầng của ĐCSTQ.

Kinh tế tư nhân đã làm xói mòn thể chế độc tài. Mức sống của người dân được cải thiện, quan niệm chính trị cũng thay đổi, những lời dối trá trở nên vô hiệu, quyền lực của ĐCSTQ bị đe dọa. Về lâu dài, ĐCSTQ sẽ không thể tiếp tục tồn tại thêm 100 năm. Vì vậy, bước lùi lớn của Tập Cận Bình cũng là do tình thế ép buộc.

ĐCSTQ suy tàn nhanh như vậy là do bổ nhiệm Tập Cận Bình làm người kế nhiệm. Một ván cờ hay sắp tàn cuộc, đã quá muộn để thay người kế nhiệm.

Ngày nay, khi nói về kỷ niệm 45 năm cải cách và mở cửa, đường lối xã hội chủ nghĩa đã trở thành học thuyết hoang đường, chế độ độc tài của ĐCSTQ đã đi vào ngõ cụt. Phương Tây hóa toàn diện mới là kế hoạch lâu dài của người dân Trung Quốc.

Nhan Thuần Câu
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)