Lý Di: Sự tràn lan của chủ nghĩa cấp tiến
- Lý Di
- •
Cách đây không lâu, ông Victor Davis Hanson – nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hoover, đã công bố một bài viết có tựa đề “Vì sao phe cấp tiến lại buông thả đến thế?” (Why Are Progressives So Illiberal?).
Mở đầu bài viết nói: “Trong bi thảm điên cuồng và bi kịch của 12 tháng qua, một chủ đề chung là mặc dù đại đa số người Mỹ chống lại nghị trình cánh tả, nhưng vẫn để hình thái ý thức cấp tiến thâm nhập vào hầu như tất cả các tổ chức chính của chúng ta. … Giống như những năm 1930, chủ nghĩa Marx đã thâm nhập vào tất cả các cơ quan tổ chức của Nga như thế nào. Muốn trở thành một quản lý cấp cao của Thung lũng Silicon, một nhà đầu tư Phố Wall, một lãnh đạo của nhà xuất bản nổi tiếng, hiệu trưởng trường đại học, phát thanh viên trên mạng hoặc công ty phát thanh, nữ minh tinh của Hollywood, tướng quân nghỉ hưu vào ban giám đốc của một công ty, hoặc siêu minh tinh của NBA, đều cần phải có dấu hiệu của chủ nghĩa cấp tiến hoặc kiềm chế cẩn thận mọi khuynh hướng chính trị. Tư liệu cho thấy, năm 2020, 98% khoản quyên góp chính trị của các công ty công nghệ cỡ lớn là cho Đảng Dân chủ. Kiểm duyệt của Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác thể hiện tính đơn hướng chí mạng.”
Nói nước Mỹ là sự đối kháng hình thái ý thức của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ, là sự đối kháng của cánh tả và cánh hữu, những cách nói này đều không đủ chuẩn xác. Trào lưu tư tưởng chủ nghĩa cấp tiến trong mấy thập kỷ dần dần phát triển thành chủ lưu, thâm nhập vào tất cả các trường học, các tổ chức cơ quan không phải là phe tự do, mà là “phe cấp tiến”. Các công ty truyền thông xã hội lớn tại Thung lũng Silicon tùy tiện xóa và hủy bỏ sân chơi của phe bảo thủ, trong hành động thực tế đã biểu hiện ra không tin vào quy định về đảm bảo tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, cũng không tin vào tinh thần của hiến pháp.
Những kẻ côn đồ trong giới giáo dục biểu thị công khai phản đối Voltaire (nhà văn Pháp) liên quan đến những câu như “thề chết bảo vệ quyền lợi biểu đạt ý kiến khác nhau”. Trong trường đại học, những nhà diễn thuyết phe bảo thủ sẽ bị hủy bỏ lời mời, bị quát mắng, có lúc còn bị ngược đãi thô bạo vì cái mà họ gọi là “quan điểm phản động”, còn những người có hành vi thô bạo lại không sợ bị trừng phạt vì hành động đó. Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ liên quan đến quy định bất cứ người nào cũng có quyền lợi theo luật pháp, cũng bị ý thức hình thái của đúng đắn chính trị khiêu chiến, những học sinh bị cáo buộc “quấy rối tình dục” hoặc “xâm phạm tình dục” thông thường sẽ bị tước đoạt quyền lợi đối mặt với nguyên cáo, tra hỏi nhân chứng hoặc đưa ra chứng cứ phản bác. Thông thường họ chỉ có thể đứng trước tòa để đối mặt với mức án nhẹ như ngừng học hoặc khai trừ khỏi trường.
Nói đến từ “cấp tiến / tiến bộ” này, nó không hề xa lạ với những người trải qua trước và sau thời kỳ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền. Những nhân sĩ thân Cộng sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, cho đến tổ chức “Nhóm học tập” của những người thân Cộng tại Hồng Kông những năm 1950, cũng đều tự xưng là “phe cấp tiến”. Đối lập với cấp tiến chính là bảo thủ. Tư tưởng cốt lõi của cấp tiến chính là mặc nhận tương lai luôn tốt hơn hiện tại, mặc nhận tương lai sẽ đạt được kết cục tốt đẹp hơn nữa. Chủ nghĩa xã hội là hình thái ý thức chủ nghĩa cấp tiến truy cầu phân phối bình đẳng, còn truy cầu chủ nghĩa phúc lợi và bình đẳng màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, cũng tương tự như chủ nghĩa xã hội, đều là lấy bình đẳng áp đảo truy cầu tự do.
Hiện thực không tốt, cần phải thay đổi. Đây là xuất phát điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa cấp tiến. Nhưng có một số hiện thực là thứ mà nhân loại không cách nào thay đổi, ví dụ như con người đều sẽ chết, đối với hiện thực không cách nào thay đổi, nhân loại chỉ có thể thích ứng chứ không phải là cưỡng cầu thay đổi. Có một số hiện thực là có thể thay đổi nhưng phải trả một cái giá rất lớn, ví dụ như cái giá phải của tự do để cưỡng cầu bình đẳng, hoặc giả như chống kỳ thị bất chấp khác biệt bẩm sinh sẽ tạo thành kỳ thị ngược, thay đổi vẫn không bằng không thay đổi. Chỉ có những hiện thực không tốt có thể thay đổi, và cái giá phải trả là có thể chấp nhận được thì mới cần thay đổi. Chủ nghĩa bảo thủ chưa bao giờ phủ nhận đối với sự tiến bộ của kiểu thay đổi thứ 3 này, sự tiến bộ của họ chủ yếu là cải tiến, nâng cao và thúc đẩy, xúc tiến. Phe cấp tiến không phân biệt thêm về mấy loại thay đổi, thế là diễn biến thành bùng phát đúng đắn chính trị áp chế tự do, áp chế quy tắc và công bằng.
Giống như chủ nghĩa xã hội truy cầu phân phối bình đẳng cuối cùng cần đặc quyền để thực hiện và dị hóa thành giống như xã hội đặc quyền bất bình đẳng hơn; những kênh truyền thông quá khứ tìm kiếm tự do báo chí biến dị thành kiểm duyệt, ngăn cấm và hạn chế thông tin; Đảng chân chủ từng chống độc quyền, cũng biến dị thành chính đảng câu kết với Thung lũng Silicon độc quyền truyền thông xã hội; các tinh anh xưng là quan chức xã hội tự do, giới nghiên cứu kinh doanh cũng biến dị thành ‘tầng lớp đặc quyền mới’ câu kết với chính trị kim tiền – quyền lực ngoại lai.
Đến năm 2020, sự xung kích hơn 100 năm của trào lưu tư tưởng chủ nghĩa cấp tiến đối với giá trị quan truyền thống của Mỹ, đã thể hiện kết cục thảm hại bất hạnh nhất. Sự ảnh hưởng của nó đối với Mỹ càng sâu sâu sắc hơn, cũng chắc chắn sẽ thay đổi tình hình cục diện thế giới. Về vấn đề này, sự lạc quan giả tạo là không có ý nghĩa, nhìn thẳng vào hiện thực biến chất của nhân loại, kiên định trị giá trị truyền thông có lẽ có thể tìm ra được phương hướng tích cực.
Lý Di
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được tác giả trao quyền cho Vision Times đăng lại từ Apple Daily. Bài gốc tại đây)
Xem thêm:
Từ khóa Chủ nghĩa cấp tiến Ly dị Chủ nghĩ bảo thủ