Nếu mọi người trên hành tinh này muốn nhập cư, các quốc gia nói tiếng Anh phải là lựa chọn hàng đầu, bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và Úc. Điều gì khiến các quốc gia nói tiếng Anh trở nên thịnh vượng, văn minh và hấp dẫn đối với tất cả mọi người? Đương nhiên, có rất nhiều lý do, nhưng tại đây tôi chỉ muốn đề cập đến một thứ gọi là “chủ nghĩa bảo thủ ở các nước nói tiếng Anh mà ở những nước khác không có. Ví dụ đảng cầm quyền hiện nay của Anh được gọi là Đảng Bảo thủ, trong khi xã hội Mỹ đa số theo hướng bảo thủ. Chúng ta có thể hỏi: Họ bảo thủ ở đâu? (do chủ nghĩa bảo thủ cũng đa dạng, cũng khác nhau ở các nơi, bài này chỉ tập trung vào chủ nghĩa bảo thủ của Mỹ).

9656780669 0c96c5834a b
Tượng dân quân của cuộc chiến nước Mỹ giành độc lập (Nguồn: brx0/Flickr)

Vấn đề kinh tế: Chính phủ lạm quyền

Quan điểm truyền thống của Mỹ tin rằng chức năng của chính phủ nên được giới hạn ở ba 3 phương diện: (1) Bảo vệ đất nước, (2) Giữ an ninh công cộng, (3) Giải quyết tranh chấp giữa người dân. Người bảo thủ mạnh mẽ ủng hộ chính phủ ở 3 mặt này, họ hy vọng sẽ có quân đội mạnh, thực thi pháp luật nghiêm ngặt, an ninh tốt, chống lại bất kỳ hình thức chính trị đường phố nào. Đối với hạnh phúc cá nhân, những người bảo thủ tin rằng mọi người sẽ dựa vào tài năng và tiềm năng bản thân, qua làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu. Điều này là không liên quan gì đến chính phủ.

Khi chính phủ hành động vượt quá 3 điều trên, chẳng hạn như kích thích nền kinh tế, chẳng hạn như cung cấp trợ cấp hoặc phúc lợi, người bảo thủ sẽ nghi ngờ. Kiểu slogan như “Chính phủ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” là không thể được người bảo thủ Mỹ chấp nhận. Chính phủ không tạo ra của cải thì làm sao có thể tuyên bố như thế?

  • Mời xem video: Giải thích: Chủ nghĩa bảo thủ kiểu Mỹ là gì?

Vào những năm 1930, nước Mỹ chìm trong khủng hoảng kinh tế nặng nề khiến Chính phủ Roosevelt đã thực hiện một loạt chính sách can thiệp kinh tế, làm xu hướng chủ nghĩa bảo thủ Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ. Thời điểm đó có phóng viên đã viết:

“Chính phủ do người dân nuôi và kiểm soát nhưng hiện đang bắt đầu tự cho phép nuôi và kiểm soát người dân”.

Ngày nay sau 90 năm, lời tiên tri của phóng viên đó đã thành hiện thực. Hiện nay, bất kỳ nước nào cũng bao gồm 2 nhóm người: nhóm sống dựa vào chính phủ, dựa vào hợp đồng của chính phủ, hoặc dựa vào phúc lợi của chính phủ; nhóm còn lại làm việc trong thị trường. Do bản chất tự bành trướng của các tổ chức quan liêu nên số người trong nhóm đầu tiên không ngừng mở rộng, chính phủ phải không ngừng dùng các loại thuế hoặc in thêm tiền như một phương pháp tước đoạt trá hình đối với nhóm người thứ hai để nuôi nhóm người thứ nhất. Ngày nay, sức khỏe kinh tế của một nước về cơ bản là phụ thuộc vào tỷ lệ của hai nhóm người này.

Nếu người đọc chỉ đơn giản hiểu những quan điểm này là sự ích kỷ của người giàu không sẵn sàng chịu trách nhiệm xã hội thì đó là sai lầm. Người bảo thủ trong khi chống lại chính phủ đi quá giới hạn chức trách cũng rất đề cao thúc đẩy từ thiện tư nhân, nhấn mạnh các cá nhân cống hiến cho xã hội. Phản đối của họ xuất phát từ một lẽ thường đơn giản:

Một người tiêu tiền của người khác thì có thể biết chi tiêu hợp lý được không?

Ngoài ra, còn có nhóm người cho rằng: Chính phủ nhỏ không phù hợp trong xã hội công nghiệp hiện đại. Nền kinh tế tự do tùy tiện sẽ mang đến thảm họa, ít nhất điều đó thường được nêu trong sách giáo khoa. Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết riêng.

Vấn đề chính trị: Dân chủ cấp tiến

Dân chủ, giải thích nôm na đó là cơ chế “thiểu số phục tùng đa số”. Đây là một điều tốt, nhưng cũng sẽ gây ra những vấn đề.

Vì đám đông bốc đồng, cũng dễ bị dẫn dụ mê hoặc, nếu một chính trị gia giỏi kích động mị dân lợi dụng trò “thiểu số phục tùng đa số” thì thảm họa có thể xảy ra. Để thấy vấn đề rõ ràng, có thể nhìn vào thực trạng nước Venezuela: Chavez lợi dụng “thiểu số phục tùng đa số” gây phá hoại xã hội và chiếm đoạt quyền lực tối cao như thế nào.

Nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” này chỉ thích hợp đối với một số vấn đề nhất định, không mang tính bao quát mọi vấn đề; chẳng hạn như quyền cơ bản của con người thì ngay cả khi 100% người bỏ phiếu cũng không thể tước đoạt. Giống như chúng ta nói vấn đề dùng súng, tại sao lại quan trọng với người Mỹ? Tòa án tối cao Mỹ tin rằng quyền nắm giữ một khẩu súng là quyền cơ bản của công dân, không phải là do hiến pháp trao cho, cho nên hiến pháp không thể thay đổi quyền đó.

Thứ mà chủ nghĩa bảo thủ của Anh và Mỹ muốn tránh là loại cách mạng kiểu cấp tiến muốn thay đổi đảo lộn mọi thứ ngay lập tức nhân danh “thiểu số phục tùng đa số”. Điều chủ nghĩa bảo thủ của Anh và Mỹ xem trọng là: Luôn chú trọng bảo vệ quyền lợi cá nhân trước dân chủ “thiểu số phục tùng đa số”.

Để thực hiện điều này, với quan điểm bảo thủ, nhấn mạnh phải trân trọng nguyên tắc truyền thống của xã hội Anh và Mỹ, từ chối bất kỳ khẩu hiệu chính trị cấp tiến nào. Ví dụ, hệ thống bồi thẩm đoàn cho phép những người bình thường xác định sự thật dựa trên nhận thức chung của họ. Ví như hệ thống dân binh, để những người bình thường giữ chức vụ xử lý các việc hệ trọng về trị an mà không phải là quân đội được đào tạo chuyên nghiệp. Hay chẳng hạn như trong hệ thống trị an, để cho người địa phương bầu chọn cảnh sát trưởng địa phương … Những điều này quan trọng hơn nhiều so với đơn giản “thiểu số tuân theo đa số”, và cũng là trọng tâm của phần giới thiệu trong tương lai của chúng tôi.

Vấn đề văn hóa: Hệ giá trị đa nguyên

Trong văn hóa tư tưởng, người bảo thủ chủ yếu chống lại 2 điều:

Thứ nhất là vấn đề chủ nghĩa tương đối đạo đức.

Hỏi dễ hiểu là: vấn đề thiện – ác hay đúng – sai có chuẩn mực rõ ràng không? Một số người nghĩ rằng không có vì tất cả chỉ là thói quen tâm lý xã hội, vì có thứ người này cho là thiện thì người khác lại cho là ác. Chủ nghĩa bảo thủ không đồng ý quan điểm đó mà dựa theo tiêu chuẩn giá trị truyền thống xác định những phẩm chất tốt đẹp của con người là nền tảng cho hiệu quả của hệ thống xã hội như: trung thực, thẳng thắn, siêng năng, tiết kiệm.

Thái độ của quan điểm bảo thủ đối với hệ giá trị đa nguyên là: bao dung nhưng không nhất thiết phải tôn trọng.

Ví dụ quan điểm bảo thủ hay bị chỉ trích nhất là giải quyết các vấn đề trong chính sách đối ngoại theo khuynh hướng chủ nghĩa đơn phương. Điều này thường được giải thích là “bá quyền trắng trợn”, đơn giản là “Mỹ muốn làm gì thì làm độc lập, không phải quan tâm đến thái độ của kẻ khác”.

Những lời chỉ trích này có đạo lý nhất định, nhưng chúng ta cũng nên thấy rằng trong vấn đề này có xung đột giữa các giá trị khác nhau. Ví dụ, nhiều nước theo chủ nghĩa tương đối đạo đức, do vậy họ xác định không có tiêu chuẩn cố định về thiện – ác hay đúng – sai, vấn đề sẽ nhìn nhận khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa – xã hội ở các nước khác nhau. Nhưng những người bảo thủ Mỹ tin rằng có tiêu chuẩn về thiện – ác hay đúng – sai, và ngăn chặn cái ác là trách nhiệm.

Đối với vấn đề thế nào là thiện, thế nào là ác? Người bảo thủ nghĩ rằng những điều này có thể thấy bởi lẽ phải, lẽ thường hay nhận thức thông thường (common sense) phổ biến, không phải bàn tính; nhưng do có những nước khác tự nhiên phản đối nên xảy ra tranh cãi… Từng có người cho biết: Nước Anh được xây dựng dựa trên lịch sử, nước Mỹ được xây dựng dựa trên lẽ phải (common sense).

Thứ hai là xu hướng thế tục hóa quá mức của xã hội hiện đại.

Một dạng thế giới quan thường thấy về xã hội hiện đại là: thế giới là vật chất, con người tiến hóa từ khỉ, bản chất của con người là động vật. Đã là động vật thì cuộc sống không gì khác hơn là chuyện ăn uống, tình dục bản năng mà thôi. Trong một số bộ phim phổ biến của Hollywood cũng mô tả việc này: con người chẳng qua là tập hợp các dục vọng khác nhau.

Tuy nhiên, Hollywood không thể đại diện cho toàn xã hội Mỹ, chủ nghĩa bảo thủ sẽ chống lại ý tưởng đó. Họ tin rằng nên quý trọng sự sống, biết ngạc nhiên và kính sợ trước tự nhiên, trau dồi nội tâm cao quý và thiêng liêng, không thể hạ thấp con người như động vật. Nhiều người không theo tôn giáo nhưng từ bản năng cũng từ chối không tin thuyết tiến hóa. Đây thực sự là vấn đề người hiện đại có cần “tín ngưỡng” hay không.

Bàn quá nhiều có lẽ mọi người cũng cảm thấy nhàm chán, nhưng từ trái tim tôi, đây là những vấn đề quan trọng nhất. Cuối cùng, tôi tóm tắt: Chủ nghĩa bảo thủ của người Mỹ thực chất là trở về với lý tưởng và tinh thần của nước Mỹ khi mới thành lập. Theo nghĩa này, rất chính xác khi gọi nó là chủ nghĩa bảo thủ.

Thanh Vân, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)