Sự kiện thúc đẩy “biến cuộc trăm năm” đã được bộc lộ trong 3 sáng kiến ​​toàn cầu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, giờ đây có vẻ như thực hiện khẩu hiệu này không còn là “ẩn mình chờ thời”, mà được chuyển hướng chủ động tấn công!

GettyImages 1248928751
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Thủ tướng Nga tại Moscow vào ngày 21/3/2023. (Nguồn ảnh: DMITRY ASTAKHOV/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)

Khi Tập Cận Bình đến thăm Nga cách đây không lâu, cộng đồng quốc tế tập trung vào lập trường của ĐCSTQ trong việc làm trung gian hòa giải cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, nhưng tôi nghĩ điều nên thu hút chú ý nhất là vào thời khắc cuối của chuyến thăm khi Tập Cận Bình cáo biệt Putin, đã kéo tay Putin nói câu cuối – có thể xem như lời nhắn nhủ cuối cùng: “Đây là một phần của sự thay đổi mang tầm thế kỷ, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy”. Câu nói hùng hồn đáng sợ trong lúc cáo biệt này phản ánh dã tâm lớn nhất của Tập Cận Bình, và đây mới là mục đích thực sự trong chuyến thăm Nga này của ông Tập.

Với câu nói hệ trọng này, tôi không nghĩ rằng ông Tập Cận Bình lại nói một cách tùy tiện. Vì ai cũng biết nhiều năm qua, đã không ít lần lãnh đạo ĐCSTQ này đã tuyên bố “thế cuộc chưa từng xảy ra trong trăm năm qua”, có thể thấy đây là vấn đề luôn canh cánh trong lòng ông ta, cũng là sứ mệnh lịch sử [của ĐCSTQ] mà ông ta không bao giờ quên. Vậy thì cuối cùng “thế cuộc trăm năm” này là gì? Trước đây dường như giới quan sát chưa xem trọng tuyên bố đó, cho rằng ông Tập Cận Bình chủ yếu nhắm vào tình hình trong nước, cho rằng “sự thay đổi lớn trăm năm chưa từng thấy” mà ông Tập muốn nói là ĐCSTQ đang phải đối mặt tình hình lâm nguy và sẽ có cách mạng màu. Nhưng bây giờ cho thấy sự thật có thể còn gây sốc hơn.

Hóa ra “biến cuộc trăm năm” là Tập Cận Bình đang cố gắng thay đổi trật tự chính trị quốc tế, là ông ta muốn hoàn thành sứ mệnh của Mao Trạch Đông giải phóng toàn nhân loại – đó chính là vấn đề mà ĐCSTQ đã không làm được trong trăm năm qua: Thay đổi thế giới tự do dân chủ để đưa loài người vào mô hình chuyên chế.

Trong một thế kỷ qua, nền văn minh phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã thiết lập một trật tự mới cho nhân loại và trật tự này đã duy trì được cả thế kỷ, Hitler đã cố gắng phá vỡ nhưng thất bại, sau đó Liên Xô cũ cũng đã cố gắng phá bỏ mà không thành, Mao Trạch Đông cuối cùng cũng đã từ bỏ, giờ đây Tập Cận Bình muốn cùng với Putin để thực hiện một bước đột phá vào cái khuôn mẫu kéo dài cả thế kỷ này. Đây là điều trong câu nói “chúng ta cùng nhau thúc đẩy” của ông Tập.

Làm thế nào để thúc đẩy? Trước hết rất có thể đó là ĐCSTQ sẽ hỗ trợ Nga chiếm Ukraine, và Nga ủng hộ Trung Quốc chiếm Đài Loan. Trong tuyên bố chung Trung-Nga lần này có thêm một câu so với tuyên bố trước đó, “Nga kiên quyết ủng hộ động thái của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Động thái đó là gì? Hành động quân sự đặc biệt chính là “động thái” như vậy.

Ở đây, lời lẽ mà cả hai bên sử dụng đều rất rõ ràng, đối với ĐCSTQ, nếu khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, Nga có thể giúp giảm bớt thiệt hại của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ. Nga cũng có tiềm năng là nhà cung cấp năng lượng và thực phẩm cho Trung Quốc trong trường hợp khi giao thông đường biển của Trung Quốc bị cắt đứt. Đổi lại, ĐCSTQ đang tích cực giúp Nga đối mặt với khó khăn hiện nay tại Ukraine.

Thực tế, vấn đề “thế cuộc trăm năm” này đã có manh mối trong 3 sáng kiến ​​toàn cầu của Tập Cận Bình. Bây giờ có vẻ như khẩu hiệu “thế cuộc trăm năm” này không phải là phòng thủ, mà là tấn công!

Chỉ trong một câu, tham vọng thực sự của ông Tập Cận Bình đã được phơi bày đầy đủ: thứ nhất, phải thúc đẩy điều này; và thứ hai, hợp tác với Nga để thúc đẩy.

Vậy thì đương nhiên chúng ta phải đặt câu hỏi: làm thế nào để thúc đẩy? Còn gì khác ngoài biện pháp chiến tranh? ĐCSTQ và Nga phải hợp lực để so găng quân sự với thế giới phương Tây để qua đó thiết lập lại khuôn khổ chuyên chế cho phạm vi toàn cầu, đây là bí mật kinh sợ được Tập Cận Bình tiết lộ trong một câu. Dã tâm của Tập Cận Bình có canh bạc lớn như vậy mới thật sự đáng kinh sợ. Vì đơn giản đây là tư duy và tham vọng chống lại loài người, một khi phát động thì khó tránh có thể sẽ loài phải hứng chịu Thế chiến thứ III.

Đương nhiên, ý đồ thì chưa chắc đã thành, vì xưa nay cũng đã có rất nhiều kẻ mang dã tâm như vậy nhưng đều không thành công, khả năng cao là Tập Cận Bình cũng sẽ thất bại. Nhưng nếu ông ta muốn làm điều đó sẽ mang đến thảm họa cho toàn thế giới và gây ra một số lượng lớn thương vong và tổn thất vật chất cho loài người. Đừng nghĩ rằng đây là phát ngôn lôi kéo chú ý, nếu ai cẩn thận nhìn vào đường đi của Tập Cận Bình thì có thể nhận ra những bước đi tương ứng cho thấy cái bóng của chủ nghĩa quân phiệt thành hình và không ngừng gia cố.

Dĩ nhiên tôi hy vọng suy đoán của tôi là sai, nhưng đối mặt với một chế độ không ngại giết hại người dân của họ ngay giữa thủ đô, chúng ta có nên cho rằng không có khả năng xảy ra dã tâm đó không? Tôi tin rằng dù có xảy ra Thế chiến III, liên minh các nước phương Tây vẫn có nhiều cơ hội chiến thắng nếu biết chuẩn bị tốt. Nhưng vấn đề tôi lo lắng là các nước phương Tây không tin vào dã tâm như vậy của Tập Cận Bình, không tin rằng tình hình có thể nghiêm trọng như vậy nên buông lỏng cảnh giác, thậm chí tiếp tục nhân nhượng, trong trường hợp đó thì có lẽ khó tránh phải chịu thảm họa.

Vương Đan
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên RFA.)