Nhiều bà mẹ cho rằng con mình bây giờ rất thông minh, chúng thường dùng ngôn từ mang tính thách thức, nổi loạn, ngay cả trẻ nhỏ cũng vậy, do đó, việc day dỗ chúng rất khó. Khi đó, cha mẹ rất dễ mất kiên nhẫn mà trách phạt trẻ. Kỳ thực, cha mẹ nên kịp thời thay đổi những tính nóng nảy của mình, đừng bao giờ dùng cảm xúc để đối đầu trực diện với con cái, nếu không sau một thời gian bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh “tức giận” của mình trong chính đứa trẻ.

con cai 3 1
Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, ngôn ngữ và giao tiếp là những điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. (Ảnh: siro46/ Shutterstock)

Dưới đây là những điều cha mẹ có thể làm để lùi lại một bước khi gặp phải những thách thức về ngôn từ của trẻ trong quá trình nuôi dạy con cái.

Tình huống 1: Khi trẻ nói “Đợi con một chút”

Thực tế, trẻ con không có khái niệm về thời gian, nên hành động của chúng rất chậm chạp, đôi khi chúng cảm thấy bạn không phải đợi lâu, nên dùng câu này để ngăn bạn. Ngoài ra, trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ thường nói với con “đợi một chút” nhưng cuối cùng lại bắt chúng phải đợi rất lâu, khiến khái niệm về thời gian của trẻ trở nên mơ hồ hơn, điều này sẽ khiến trẻ bắt chước và học hỏi từ người lớn.

Trong tình huống này, các bậc cha mẹ có thể trả lời như thế này: “Mẹ sẽ cho con một cơ hội. Mẹ sẽ đợi con thêm 30 giây cuối cùng, nếu con không đi thì mẹ sẽ đi”.

Tình huống 2: Khi trẻ nói “Con không muốn” 

Trẻ luôn nói “con không muốn”, dù đã biết rõ cách làm nhưng chúng vẫn cố tình giả vờ để nhờ giúp đỡ từ người khác, cố tình làm những việc ngay cả khi người lớn đã bảo không được khóc lóc, đòi được ôm, đôi khi còn nhõng nhẽo lăn lộn trên sàn nhà… 

Chúng muốn khẳng định sự độc lập của mình và thường coi mình là trung tâm, muốn thách thức người lớn, nếu không đạt được mục tiêu, trẻ sẽ trút giận bằng cách khóc lóc ăn vạ để đạt được mục đích của mình.

Hành vi cảm xúc như vậy sẽ kéo dài bao lâu và mạnh mẽ đến mức nào tùy thuộc vào thái độ giáo dục của người lớn.

Khi trẻ muốn người khác làm theo ý chúng, ví như muốn được ôm, trẻ sẽ dùng cách khóc lóc, la hét rồi đòi ôm. Lúc này, cha mẹ nên bình tĩnh nói với con cái: “Con đừng khóc, nếu hết khóc thì mới được ôm, còn khóc thì sẽ không được ôm đâu”. Sau đó, người lớn đi làm việc riêng của mình và thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ: “Nếu con không khóc, mẹ sẽ ôm con. Con đã khóc xong chưa?”. Nguyên tắc nuôi dạy con cái quan trọng là không cấm trẻ khóc. 

Nếu không phải vì các lý do sinh lý khác ví dụ như đói, muốn ngủ…thì cường độ và thời gian khóc của trẻ sẽ sớm giảm dần khi trẻ lên 3 tuổi. Có thể hành vi quấy khóc của con cái không hề giảm đi trong ngày nếu trẻ ở nhà với ông bà, bởi vì ông bà nghĩ rằng cháu khóc quá lâu sẽ không tốt nên thường sẽ nhượng bộ và thuận theo trẻ.

Tuy rằng thế hệ đi trước cũng muốn quyết tâm thay đổi cách nuôi dạy con cái, họ sẽ kiên quyết hơn với trẻ. Nhưng trẻ con rất thông minh, chúng sẽ nghĩ: “Trước đây khóc lóc có tác dụng, sao bây giờ mình khóc không thể được nữa nhỉ?” Thế là trẻ khóc càng dữ dội hơn, cứ như thế, những người lớn lại rơi vào một vực thẳm khác. 

Nhưng tình trạng này không phải là không thể giải quyết được. Nếu suy nghĩ kỹ, bạn sẽ phát hiện ra một bí mật, đó là những cảm xúc mà trẻ bộc lộ ra để dần dần thao túng bạn, đều cần có “khán giả”, giống như một cảnh quay không có khán giả thì diễn viên sẽ không thể diễn được. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy đứa trẻ đang nhắm tới mình, đôi khi bạn cần rời khỏi hiện trường để trẻ có thể bình tĩnh trở lại.

Cha mẹ có thể trả lời như thế này:

Mẹ nghe thấy con nói không muốn, nhưng cách con khóc và hét lên như vậy, mẹ không biết con muốn gì. Mẹ có thể đợi con nói rõ ràng, nhưng mẹ không thể chấp nhận sự tức giận của con”. 

con cai 2
(Ảnh: Zoteva/ Shutterstock)

Tình huống 3: Khi trẻ nói “Tại sao?” 

Có một đứa trẻ đã nói thẳng với mẹ rằng: “Tại sao con phải nghe lời mẹ?”, “Tại sao mẹ được làm mà con lại không?” Kiểu ngôn ngữ thách thức và nổi loạn này khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và dễ dàng nổi giận. Thực tế, đối với những từ ngữ như này, người lớn cần thực sự suy nghĩ kỹ và bình tĩnh trước khi trả lời. 

Bởi nếu bạn giận dữ trả lời: “Vì con là trẻ con, nên mẹ cần phải chỉnh sửa con!” Điều đó không thuyết phục chút nào, và nếu bạn chặn miệng trẻ lại, chắc chắn lần sau sẽ có “vụ nổ” còn lớn hơn. 

Nhưng nếu bạn bình tĩnh trả lời: “Chúng ta hãy suy nghĩ một chút, đây là quy tắc chúng ta cùng nhau đưa ra và nó không nhằm vào con. Con có thể tiếp tục nói chuyện “. Lời nhắc nhở như vậy mới có thể kích thích trẻ suy nghĩ và cho chúng biết từ biểu hiện của chúng rằng những gì bản thân nói là vô lý.

Cha mẹ có thể trả lời như thế này: 

“Đây là quy tắc chung của chúng ta, mọi người đều phải tuân thủ, nó rất công bằng. Con có thể hỏi tại sao, nhưng mẹ chỉ trả lời 1 lần, sau đó con phải tự mình suy nghĩ”.

Cách dạy con cái khi gặp một tình huống khó

Bạn có thể bỏ qua nó, nhưng không thể thờ ơ

Trên thực tế, khi đối phó với những đứa trẻ 2 tuổi thích gây rắc rối, thái độ nuôi dạy kiên định và nhất quán của người lớn là quan trọng nhất, chỉ khi đặt ra những quy tắc rõ ràng và tuân thủ, trẻ mới có thể thích nghi với những quy tắc này.

Nếu cha mẹ thỏa mãn một cách mù quáng nhu cầu của con cái sẽ chỉ khiến chúng tự cho mình là trung tâm và dùng cảm xúc làm vũ khí, dễ dưỡng thành sự thiếu lễ phép và không có sự đồng cảm. Khi trẻ thực sự khóc lóc thảm thiết thì hình phạt “cách ly” là phương pháp rất tốt dành cho trẻ lúc này.

Lúc này, cha mẹ có thể bế trẻ vào phòng khi trẻ khóc lóc thảm thiết, đồng thời nói rõ ràng rằng: “Muốn khóc thì khóc ở trong phòng, khóc xong chúng ta sẽ ra ngoài nhé!”. Khi lần sau trẻ lại khóc, chỉ nhắc trẻ muốn vào phòng khóc không? Trẻ sẽ sớm dừng lại và hành vi “ăn vạ” như vậy sẽ giảm dần. 

Khi giải quyết vấn đề cảm xúc của đứa trẻ thì điều cấm kỵ nhất là sử dụng quyền lực hay cưỡng chế. Khi trẻ ở độ tuổi này có thể làm bất cứ điều gì, nếu bạn dễ xúc động, trẻ sẽ chỉ trở nên dễ xúc động hơn. Sau này trẻ có thể sẽ hành động như vậy mỗi khi tức giận. Mặc dù thỉnh thoảng trẻ có thể có những chiêu trò mới để thách thức người lớn, thì cha mẹ sẽ cảm thấy như thể ngày nào cũng đang đấu trí với con cái.

Ngoài ra, lượng hoạt động thể chất của trẻ 2 tuổi đã tăng lên đáng kể so với trẻ 1 tuổi, nên chúng cần có nhiều các hoạt động ngoài trời. Mỗi ngày để trẻ chạy, nhảy và ra ngoài trời ít nhất nửa giờ có thể giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực.

con cai 1
Việc tạo ra một môi trường hỗ trợ và đồng cảm là quan trọng để giúp trẻ hiểu và xử lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh. (Ảnh: Chay_Tee/ Shutterstock)

Trong cuộc sống, khi hành vi của trẻ được cải thiện, ví dụ như trẻ tự cởi giày và tất, điều này chứng tỏ trẻ có hành vi độc lập. Hãy khen ngợi và động viên trẻ ngay lập tức, chứ đừng coi đó là điều đương nhiên. Nếu không trẻ sẽ dùng những hành vi tiêu cực như đập phá đồ vật, đánh người, la hét, v.v…để thu hút sự chú ý của người lớn.

Nếu thấy rằng cảm xúc của trẻ chỉ được thể hiện để nhắm vào bạn, tất nhiên bạn có thể phớt lờ trẻ trong một thời gian nhưng nếu trẻ thực sự trở nên tức giận, điều đó có nghĩa là trẻ là muốn cha mẹ muốn chú ý đến mình và chúng cảm thấy người lớn quá thờ ơ. 

Cách phản ứng khi con cái khóc 

Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng: “Để trẻ khóc đến khi mệt thì sẽ tự nhiên ngừng khóc. Phương pháp dạy này có đúng không?” Thực tế, xét về mặt khoa học hành vi, nếu các bà mẹ hiểu sai định nghĩa “bỏ bê” và thực hiện phương pháp nuôi dạy con cái khiến cho trẻ có cảm giác chúng bị “thờ ơ”.

Ví dụ, nếu trẻ đã bày tỏ rõ ràng với bạn rằng “Con muốn mẹ chơi với con” nhưng cả cha và mẹ đều bận, chắc chắn trẻ sẽ cư xử hung hăng, bướng bỉnh, cáu kỉnh, quấy khóc, gây ồn ào để thu hút sự chú ý của cha mẹ nhằm đạt được mục tiêu của mình. 

Điều mà nhiều người làm là “phớt lờ” hoặc “không để ý” đến trẻ, nghĩ rằng bằng cách này, lần sau trẻ sẽ không có hành vi khóc lóc sai trái này và chúng có thể học được cách nên làm thế nào. Nhưng điều này chỉ đúng một nửa. 

Sau khi trẻ khóc lóc, cha mẹ có thể áp dụng 5 bước sau để giải quyết:

Bước 1: Ngồi xuống và nói với đứa trẻ đang mất bình tĩnh rằng: “Cha mẹ đang bận. Mẹ biết con muốn tìm mẹ, mẹ đã nghe thấy và cũng biết điều đó. Chỉ cần đợi mẹ 5 phút nữa, mẹ sẽ quay lại với con nhé”.

Bước 2: Sau đó nói với trẻ: “Nếu trong giai đoạn này con có thể nói chuyện đàng hoàng mà không khóc lóc, gây rối hay la hét, mẹ sẽ chơi cùng con và thưởng cho con sau”. 

Bước 3: Nói với trẻ một lần nữa: “Nếu con khóc và hét vào mặt mẹ để phản kháng, mẹ sẽ không thể nghe được điều con muốn, không thể hoàn thành công việc và sẽ có ít thời gian hơn để chơi với con”.

Bước 4: Giữ lời hứa với trẻ và khuyến khích trẻ chờ đợi, đồng thời phân tích và nói cho trẻ biết rằng trẻ đã làm điều gì tốt hơn lần trước. 

Bước 5: Lần sau khi trẻ bắt đầu khóc trở lại, hãy nhắc nhở chúng rằng: “Lần trước con đã làm rất tốt, lần này con cũng cố gắng hơn nhé!” 

Các bậc cha mẹ hãy lưu ý rằng, không có phương pháp nào nuôi dạy con cái bằng cách cha mẹ ứng xử thờ ơ với con cái, điều này sẽ phá hủy mối quan hệ tin cậy của con bạn và làm giảm đáng kể sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Nếu con đang tìm kiếm bạn và dễ trở nên xúc động, hãy chú ý đến với con trước, để khiến con cảm thấy được quan tâm và tìm hiểu thêm về nhu cầu của con bạn trước khi quyết định phải làm gì tiếp theo.