Trước đây tôi không thích làm việc nhà, bề ngoài cũng không ảnh hưởng gì đến tôi, chồng tôi rất thích làm việc, anh ấy cũng không phàn nàn gì về tôi. Nhưng sau này tôi nhận ra rằng đằng sau lối suy nghĩ này có những quan niệm hiện đại rất bất hảo, bắt nguồn từ các tác phẩm văn học hiện đại.

làm việc nhà
Điều gì ẩn giấu đằng sau việc không thích làm việc nhà? (Ảnh: PBXStudio/ Shutterstock)

Trong một số tiểu thuyết lãng mạn tôi đọc khi còn là sinh viên, nhiều nữ chính là những người phụ nữ phi truyền thống, cá tính, thậm chí có tính cách độc đoán và nổi loạn.

Nhưng họ đều được miêu tả là những nhân vật tích cực, khiến người ta cảm thấy rất sôi nổi, dễ thương, quyến rũ. Dù tùy tiện, xấu tính nhưng vẫn có người sẵn sàng dỗ dành, chiều chuộng và nhường nhịn họ. Nhiều trong số họ không thích làm việc nhà.

Khi đó tôi nghĩ họ là những người phụ nữ của thời đại mới, theo đuổi những “giá trị cuộc sống” ngày càng cao hơn, theo đuổi thành công và danh vọng, coi thường những công việc gia đình tầm thường.

Ngược lại, trong tiểu thuyết, một số người phụ nữ truyền thống, hiếu thảo, chăm chỉ, đức hạnh, lương thiện, ngoan ngoãn lại được miêu tả là những người nhàm chán, thiếu chiều sâu. Họ cần mẫn làm việc và làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ hiền nhưng lại không được đền đáp, thậm chí bị bỏ rơi.

Khi đó họ cảm thấy mình đi sau thời đại và bị coi thường, thiếu ý thức về giá trị và sự tồn tại. Tác giả còn dùng chúng để làm nổi bật sự “dễ thương”“xuất sắc” của nữ chính.

Hiện giờ, tôi mới nhận ra rằng kiểu định hướng văn học và nghệ thuật này đã bôi xấu và phỉ báng các khái niệm truyền thống, đồng thời đề cao và làm đẹp các khái niệm hiện đại.

Sau khi bị ảnh hưởng bởi quan niệm này, tôi đã vô thức tiến gần hơn đến những tư tưởng và thói quen theo chủ nghĩa hiện đại. Một trong những biểu hiện là tôi coi thường việc nhà.

Khi làm việc nhà, tôi thường thiếu kiên nhẫn và chỉ làm chiếu lệ. Tôi luôn cảm thấy những việc này không mấy giá trị. Tôi không có tâm thái thong dong, hài lòng, mà thường làm việc vội vàng, hời hợt.

Sau khi hình thành tâm lý này, không chỉ việc nhà mà với mọi việc khác tôi cũng đều sẽ phân theo thứ bậc, thấy có giá trị thì hào hứng, thấy không có giá trị thì làm chiếu lệ.

Việc đo lường mọi thứ bằng “giá trị” là một khái niệm hiện đại. Người ta tin rằng chỉ có những “đại sự” chói sáng, được người khác khen ngợi và thể hiện năng lực của mình mới có giá trị. Kỳ thực, phía sau đó là tâm thái muốn chứng tỏ bản thân, và có tính mục đích mạnh mẽ.

Tâm lý này ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt, khiến tôi cảm thấy thiếu kiên nhẫn, sợ phiền phức, tính toán được mất khi phải đối mặt với nhiều việc “vô giá trị”.

Tôi nhận ra rằng các quan niệm hiện đại là một công cụ mạnh mẽ để tiêu diệt con người, và gây tổn hại lớn cho người khác. Việc phụ nữ hiện đại chán ghét việc nhà chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong số tất cả các loại quan niệm hiện đại.

Trên thực tế, văn hóa truyền thống chủ trương “kính” (tôn kính) “tĩnh” (tĩnh lặng), được thể hiện trong mọi việc trong cuộc sống hằng ngày. Khi làm việc gì đó, thái độ thiếu kiên nhẫn, sợ phiền phức, chiếu lệ… là thiếu sự “tôn trọng” với sự việc.

Những đặc điểm nữ tính được mô tả trong tiểu thuyết lãng mạn như “mạnh mẽ”, “sắc sảo”, “bốc đồng”, “đanh đá”… đều tôn vinh những nét tiêu cực và đánh lừa giá trị của người đọc. Nhiều người phụ nữ hiện đại đã xa rời đạo đức truyền thống, đánh mất những đức tính lẽ ra là một phần bổn phận của người phụ nữ và trở nên mạnh mẽ, áp đảo.

Tôi cảm thấy “cá tính” được các quan niệm hiện đại ủng hộ đang hướng dẫn con người chiều theo ham muốn và cảm xúc của bản thân, phóng đại sự ích kỷ, tùy tiện, làm bất cứ điều gì họ muốn, lòng tham lam không đáy, đòi hỏi nhiều hơn và cho đi ít hơn. Giá trị mà họ coi trọng là danh lợi tình mà họ nhận được.

Triết lý truyền thống chủ trương đề cao đức hạnh, kiềm chế bản thân, tiết chế dục vọng, bao dung, cam chịu, vị tha, biết đủ và chấp nhận số phận. Giá trị được coi trọng là có được bao nhiêu đức hạnh. Quan niệm truyền thống và quan niệm tu luyện đều chú trọng tu tâm hướng thiện, chịu khổ tiêu nghiệp.

Tôi nhận ra rằng sự khác biệt cơ bản giữa quan niệm hiện đại và quan niệm truyền thống, là một bên ích kỷ và phóng đại vô hạn những ham muốn ích kỷ, một bên buông bỏ bản thân và vị tha.

Các tác phẩm văn học hiện đại đề cao những quan niệm hiện đại, đảo lộn đúng sai, khiến người ta coi cái xấu là cái đẹp, coi những người tự do và phóng túng là “có cá tính” “có năng lực”, coi nhu mì và trung thực là “ngu ngốc”, “tầm thường” “bất tài”.

Ban Chiêu, một nữ sử gia thời Đông Hán, đã viết cuốn “Nữ giới” nổi tiếng. Cuốn sách khuyên nhủ phụ nữ cách cư xử, ứng xử sau khi kết hôn, dạy phụ nữ coi sự nhu hòa là vẻ đẹp, cung kính, hiếu thuận, khiêm nhường là đức hạnh.

làm việc nhà
Nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ. (Ảnh: BaLL LunLa/ Shutterstock)

Chương đầu tiên trong N gii tên là Ti nhược, Ban Chiêu giảng phụ nữ cần lấy khiêm tốn, cung kính, nhu thuận làm cốt lõi để tu dưỡng đạo đức. Vậy “ti nhược” là gì? Trong “Nữ giới” viết:

Khiêm nhượng cung kính, tiên nhân hu k, hu thin mc danh, hu ác mc t, nhn nhc hàm cu, thường nhược úy c, ti nhược h nhân.

Ý nói rằng làm phụ nữ thì phải khiêm hạ, nhẫn nhường, cư xử cung kính. Khi gặp việc tốt thì luôn nhường người lên trước, mình lui lại phía sau. Dù bản thân làm điều tốt cũng không được khoe khoang tự mãn, còn làm việc sai thì không được thoái thác trách nhiệm, nhẫn nhịn, không tranh biện với người. Thường giữ tâm kính sợ, dè dặt cẩn thận. Nếu có thể thực hành không mỏi mệt những việc trên thì đã tận đạo nghĩa ti nhược, khiêm nhường rồi vậy.

Chữ “ti nhược” ở đây không phải mang nghĩa “ti tiện, yếu nhược” mà là chỉ sự “khiêm nhường”. Văn hoá Trung Quốc nhận định “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”, tức là sống khiêm tốn sẽ nhận được điều tốt, còn tự mãn sẽ gây ra tổn thất, từ đó khuyên răn mọi người phải khiêm nhường, nhã nhặn.

Chương Kính Thn trong N gii bàn rằng: “Đặc tính âm-dương hai bên là bt đồng, hành vi nam-n cũng có khác bit. Dương tính ly cương cường làm phm cách, âm tính ly ôn nhu làm biu trưng; nam nhân ly cường tráng làm cao quý, n nhân ly mm yếu làm m l.

Ở đây Ban Chiêu chỉ rõ rằng, đạo “cung kính nhu thuận” là lễ nghĩa đứng đầu của người phụ nữ. Cung kính không đòi hỏi điều gì khác, chỉ cần kiên trì bền bỉ; nhu thuận không đòi hỏi điều gì khác, chỉ cần khoan dung nhẫn nại. Người trường kỳ gìn giữ sự cung kính sẽ biết có chừng mực, khoan dung với người khác, đã thiện lại cung kính.

Tôi nghĩ rằng, là phụ nữ, thay vì đọc những tác phẩm hiện đại đề cao những quan niệm hiện đại như cần có “cá tính”, “năng lực”, “không cần nhẫn nại”, tốt hơn nên dành thời gian đọc những tác phẩm truyền thống như “Nữ Giới” một cách nghiêm túc, và đối chiếu với hành vi của chính mình. Đây có thể là bước khởi đầu để đạt được một cuộc sống thực sự tốt đẹp, đồng thời, chính lại lời nói và hành động của chính mình.