Một số bậc cha mẹ đặt câu hỏi: “Con tôi vốn rất thông minh, tại sao khi đi học thì thành tích lại ngày càng kém hơn những đứa trẻ khác?” Quả thực, khi trẻ bước vào tiểu học bắt đầu có không ít khác biệt giữa các trẻ cùng trang lứa, đặc biệt là về thành tích học tập: Có bé ngày càng tiến bộ trong khi có bé luôn đứng cuối lớp…

dạy con
Vì sao khi trẻ bước vào tiểu học, giữa các bạn cùng lớp đã bắt đầu có không ít khác biệt? (Ảnh: ViewStock/ Shutterstock)

Vì vậy nhiều phụ huynh thắc mắc: Tại sao lại có chênh lệch lớn như vậy giữa các bé bằng tuổi nhau, học cùng trường, cùng giáo viên dạy?

Trên thực tế, khoảng cách thực sự giữa các bé không phải do trường học quyết định mà thường do thói quen của các bé ngoài giờ học.

1. Để bé có thời gian nghỉ ngơi

Có những bậc cha mẹ, sau khi trẻ tan học về nhà, vừa đặt cặp sách xuống là đã thúc trẻ phải sớm làm xong bài tập về nhà. Thực tế, trẻ cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau giờ học, ngay cả khi trẻ nghe theo cha mẹ làm bài tập về nhà vào thời điểm này thì có thể bé cũng không hoàn toàn tập trung vào bài vở, có thể còn mải nghĩ đến những chuyện xảy ra ở trường học…

Vì vậy, khi trẻ trở về nhà, cha mẹ có thể kiên nhẫn chơi với bé một lúc, để nghe bé kể những điều vui vẻ, thú vị xảy ra ở trường, như vậy cha mẹ không chỉ nắm bắt được tình hình gần đây nhất của trẻ, qua đó còn tốt cho trẻ điều tiết lại tinh thần và suy nghĩ, từ đó tĩnh tâm tập trung hơn khi làm bài tập về nhà.

2. Bồi dưỡng tính tự chủ cho trẻ

Trong việc học tập, tính tự chủ còn thể hiện ở thói quen tự ý thức học tập, khi có thói quen này thì thành tích học của bé chắc chắn sẽ tốt, do đó hãy cố gắng sớm rèn luyện thói quen tốt này cho bé. Ngoài ra, cha mẹ nên tạo cho con bầu không khí yên tĩnh, thoải mái khi học tập, tránh làm phiền con.

Trong cuộc sống hàng ngày, đừng để trẻ quá ỷ lại vào cha mẹ, mỗi khi có vấn đề gì thì chưa tự giác tìm cách giải quyết đã nhờ đến cha mẹ, trong hoàn cảnh trẻ không có thói quen tự động não thì không thể trưởng thành. Khi trẻ gặp vấn đề, hãy để trẻ cố gắng hết sức để tự mình giải quyết, trong trường hợp trẻ cố gắng mà chưa tìm được giải pháp thì cha mẹ có thể khéo léo cùng trẻ tìm cách.

3. Tạo thời gian gần gũi thân mật

shutterstock 1570550248
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Cha mẹ có thể tận dụng thời gian sau bữa tối để cùng con thực hiện các hoạt động chung. Ví dụ cha mẹ có thể cùng con đọc sách, kể chuyện cho con, hoặc chơi trò chơi với con. Như vậy sẽ giúp cha mẹ và con cái thân mật gắn kết hơn, còn có lợi cho sự phát triển trí tuệ và khả năng của trẻ về mọi mặt.

Những phương pháp trên không chỉ giúp tăng cường gần gũi giữa cha mẹ và con cái, còn giúp con trẻ trưởng thành hơn về mọi mặt. Nếu bậc cha mẹ trẻ nào chưa có những thói quen tốt đó thì hãy cố gắng bắt đầu rèn luyện sớm đi nhé!