Có một nhân viên văn phòng, công việc của anh cần phải nói chuyện điện thoại rất nhiều. Khi tan sở, anh ngồi phịch xuống ghế, không biết mình muốn đi đâu. Bây giờ mà về nhà thể nào cũng bị kẹt xe, mà đi ăn tối thì còn quá sớm, còn đi tập thể dục cũng thấy hơi chán. 

căng thẳng
(Ảnh: Shutterstock)

Cô giáo Ngô Quyên Du ở Đài Loan được mệnh danh là “người mẹ chín chắn”. Cô đã đề cập trong cuốn sách “Ngay khi tâm trí thay đổi, áp lực sẽ biến mất”, rằng khi thả lỏng thư giãn, chúng ta mới phát hiện cánh tay tê dại, bả vai đau nhức, bụng có chút là lạ. Loại khó chịu về thể chất này không nghiêm trọng, mà nghiêm trọng nhất là cảm xúc của chúng ta dường như có chút khó chịu và áp lực dường như cũng nặng nề hơn. Đôi khi, chúng ta không thể nhận ra liệu cảm xúc có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của căng thẳng hay là do căng thẳng ảnh hưởng đến cảm xúc? 

Tìm hiểu 8 bước để thư giãn khỏi căng thẳng và yêu thương bản thân mình hơn 

Con người hiện đại thường chú trọng đến hiệu quả. Nhân viên văn phòng đã quen với việc nói nhanh, làm nhanh, quyết định nhanh, nhưng lối sống này đang vô tình ảnh hưởng đến các giác quan của cơ thể. Vì cách sống chỉ có “bộ não” này lại thường bỏ qua sự hài hòa của cơ thể, tâm trí và tinh thần. 

Nếu cơ thể, tâm trí và tinh thần có thể dần dần hài hòa, cân bằng và nhất quán, thì cảm xúc của một người sẽ ổn định, động lực làm việc sẽ được nâng cao và người đó sẽ cảm thấy có năng lực và hạnh phúc mọi lúc. Cô Ngô Quyên Du đã chia sẻ “8 bước để thư giãn khi căng thẳng” và hướng dẫn bạn cách yêu thương bản thân mình! 

Bước 1: Tìm nguyên nguyên nhân gây ra áp lực, thay đổi trạng thái gấp rút

Đầu tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng của bản thân? Có phải là do tâm lý, sinh lý, di truyền từ gia đình, hay do thói quen hình thành? 

Quay lại người nhân viên văn phòng kia, xung quanh anh ấy không có người “gây áp lực”, cũng không có người thúc giục anh phải nhanh lên, cũng không có ai quy định anh ấy phải làm như thế nào, vốn dĩ là anh ấy “tự mình gây áp lực cho bản thân mình” mà thôi.

Khi đi làm, anh ấy sẽ gấp rút hoàn thành công việc, anh ấy đặt cho mình một quy tắc là trước 11h trưa cần giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến công việc, đến nỗi mỗi giây mỗi phút giống như con quay trong guồng công việc không ngừng nghỉ. 

Nhưng bây giờ anh ấy đã bắt đầu thay đổi tâm thái của mình, câu thần chú bây giờ của anh ấy là “không có việc gì to tát cả”. Anh ấy đã thay đổi thời gian hoàn thành công việc từ 2-3 giờ sang 6 giờ hoặc 1 ngày.

Thật đấy! Không có việc gì to tát cả, mặt trời vẫn đang ở đó và trái đất vẫn đang quay… Sự chuyển biến này giúp anh ấy có thể bình tĩnh và hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Bước 2: Tập thể dục không chỉ hạn chế ở bãi tập, việc đi bộ nhiều hơn sẽ khiến cơ thể khỏe hơn

Một lần, một nhân viên xoa bóp bấm huyệt đã nói với anh ấy: “Bắp chân là trái tim thứ hai của con người! Bạn cần đi bộ nhiều hơn”. Đây giống như khiến anh ấy trong tích tắc tỉnh ngủ vậy! Xưa nay vì để nhanh chóng đến chỗ làm, xem phim, hẹn hò… chỉ cần vẫy tay gọi taxi, sau đó chui vào trong xe ngồi tận hưởng cảm giác thoải mái khoan khoái. Không ngờ rằng điều đó đã khiến bắp chân của anh nhỏ lại, cơ bắp cũng trở nên lỏng lẻo, các chức năng của cơ thể trong hưởng thụ mà dần dần thoái hoá.

Từ ngày hôm sau, anh ấy bắt đầu nghiêm túc đi bộ đến trạm xe buýt, đến hồ bơi, đến siêu thị… Tuy rằng việc đi bộ khiến anh ấy đổ đổ hôi, đi đường cũng cảm thấy có chút hụt hơi, nhưng lại giúp đôi chân – trái tim thứ hai của anh – trở nên tràn đầy sức sống.

Bước 3: Bước chân cũng có điều muốn nói! Bước đi thong dong, thư giãn tự tại, tận hưởng cảm giác hài hòa

tieu duong 2
(Ảnh minh họa: Jus_Ol/ Shutterstock)

Chúng ta không biết mỗi ngày mình đi được bao nhiêu bước chân? Chúng ta có phát hiện ra đôi chân luôn là một trong những người bạn thân nhất của chúng ta? Trong quá trình dùng đôi chân để bước đi, nếu chúng ta có thể đặt tâm vào cảm giác di chuyển của đôi chân, chúng ta sẽ thấy rằng đôi chân dường như cũng có điều muốn nói với chúng ta.

Bước đi với tư thế ngẩng cao đầu ưỡn ngực tự nhiên trông bạn tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên nếu bạn đi quá nhanh đôi khi sẽ gây áp lực cho đồng nghiệp, đặc biệt là đôi khi người bạn định giao tiếp còn chưa kịp ngẩng đầu lên, chúng ta đã bước nhanh đến chỗ anh ấy và bắt đầu nói chuyện. 

Hãy thư giãn! Thỉnh thoảng chúng ta có thể vừa đi vừa cảm nhận sự hài hòa của bước đi bình tĩnh, chuyển động mềm mại và cơ bắp thoải mái. 

Bước 4: Tầm quan trọng của việc nhai kỹ thức ăn giúp cơ thể tràn đầy sức sống

Các báo cáo nghiên cứu y học chỉ ra rằng, nếu thói quen ăn uống của một người có thể nhai hơn 30 lần đối với rau và trái cây, nhai chậm hơn 70 lần đối với thịt, thì sẽ giúp dạ dày hấp thụ và tiết ra các enzym có lợi cho sức khỏe. 

Ăn uống là một loại hưởng thụ và là một quá trình cảm ơn, vì thức ăn mà chúng ta thưởng thức mỗi ngày tạo nên cuộc sống phong phú cho chúng ta. 

Tốt nhất chúng ta nên nhắm mắt từ 3-5 phút ít nhất 1-2 lần trong ngày, để cảm nhận mùi vị thức ăn trong miệng, nhai kỹ, phân biệt mùi vị, nuốt… Như vậy, việc hấp thu chất dinh dưỡng, duy trì sức khỏe sẽ trọn vẹn hơn.

Bước 5: Lắng nghe là quá trình tu dưỡng tâm và trau dồi tính kiên nhẫn

Từ nhỏ chúng ta đã quen với việc giải thích và tranh luận vội vàng, đến nỗi cãi nhau mà không kịp nghe đối phương đang nói gì. Sau đó, bạn sẽ hối hận về sự thiếu kiên nhẫn của mình. Vậy tốt hơn hết là bạn nên học cách “tĩnh tâm” trước và sẵn sàng lắng nghe những gì đối phương nói. 

Đôi khi khi trả lời điện thoại hoặc đàm phán trực tiếp, bạn cũng có thể cố gắng để cho mình có khoảng trống trong lòng và chỉ im lặng lắng nghe. Một mặt, nó có thể được coi là một bài tập rèn luyện “tu thân dưỡng tính”, mặt khác, nó cũng có thể rèn luyện bản thân trong mắt người khác.

Bước 6: Nói chậm rãi, cơ mặt trở nên mềm mại và trên môi nở nụ cười sẽ làm giảm bớt căng thẳng 

tình bạn khác giới
(Ảnh: Fizkes/ Shutterstock)

Trong đời chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác bởi vì nói chuyện không phù hợp mà gây ra hiểu lầm và áp lực. Vậy làm thế nào để biến ngôn ngữ thành cơ sở của “sự tin tưởng” và là cầu nối của các mối quan hệ giữa mọi người? Kỳ thực bạn có thể làm được. 

Những người nói nhanh có thấy rằng cảm xúc của mình đang khá lo lắng không? Một trong những yếu tố là giọng nói, ngữ điệu và tốc độ của họ đã can thiệp vào cảm xúc của họ. Hãy thử hạ giọng và giảm tốc độ nói xuống, bạn sẽ thấy rằng các cơ trên khuôn mặt của bạn đã trở nên mềm mại, thậm chí bạn có thể mỉm cười khi đang nói chuyện!

Bước 7: Hít một hơi thật sâu, thưởng thức dư vị ngọt ngào của không khí và tận hưởng cảm giác được sống

Hít thở sâu giúp chúng ta cảm thấy mình đang sống. Nhiều người tìm ra mẹo để thư giãn ngay lập tức sau khi tập hít thở sâu. Mọi người nếu muốn thể nghiệm, hãy bịt chặt mũi, cảm nhận cảm giác mất không khí, rồi nhắm mắt lại, để mình thưởng thức hương vị ngọt ngào của không khí, hít vào từ từ, thở ra từ từ. Khi hít thở sâu như vậy, không chỉ làm tâm trạng dễ ổn định hơn mà còn giúp chúng ta còn có thể tận hưởng cảm giác biết ơn khi được sống.

Bước 8: Mỉm cười mang đến hy vọng, thân tâm hòa quyện, chậm rãi thưởng thức cuộc sống 

Hãy cố gắng mỉm cười với tất cả mọi người
(Ảnh: Shutterstock)

Luôn giữ nụ cười trên môi, cuộc sống tự nhiên sẽ tràn đầy hy vọng. Mỉm cười sẽ giúp bạn thay đổi các mối quan hệ với mọi người. Khi cười các cơ mặt sẽ được nâng lên, áp lực dần được xua tan và những lo lắng cũng dần tan biến. “Hãy mỉm cười” khi có vấn đề xảy ra, khi thời hạn hoàn thành công việc đang đuổi theo bạn, bởi vì khi bạn mỉm cười cơ thể của bạn sẽ trở nên thư giãn và dễ chịu. Lúc đó, bạn sẽ có thể giải quyết công việc được tốt hơn.

Sự vận hành của toàn vũ trụ và sự luân chuyển của tự nhiên vốn luôn chậm rãi. Bởi vì chúng ta đang sống trong đó, do vậy cũng nên học cách hòa hợp thân tâm và tinh thần để có thể chậm rãi thưởng thức cuộc sống.