Nếu trong cuộc sống, bạn đang cảm thấy khó khăn và áp lực thì đừng vội phàn nàn. Hãy bắt đầu bằng cách suy ngẫm về những thói quen hàng ngày và cải thiện chúng. Đặc biệt là phát triển tốt 8 thói quen này, nó sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

thoi quen 1
Hãy phát triển 8 thói quen tốt này, nó sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. (Ảnh: Krakenimages.com/ Shutterstock)

1. Làm mọi việc sớm hơn 10 phút

Làm mọi việc trước 10 phút sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian để giải quyết những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra và khiến bạn trở nên bình tĩnh. Hơn nữa bình tĩnh chính là chìa khóa giúp bạn có thể giải quyết tốt mọi việc.

Hãy thử đặt báo thức sớm hơn 10 phút, bạn sẽ thấy mình không cần phải vội vã ra khỏi cửa, có thể thưởng thức bữa sáng một cách chậm rãi và sẽ tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày.

2. Lên kế hoạch trước khi làm việc và sắp xếp lại sau giờ làm việc

Trước khi làm việc, hãy liệt kê những việc cần làm trong ngày theo mức độ từ quan trọng đến cấp bách. Sau đó hãy tập trung hoàn thành những việc quan trọng và khẩn cấp trước, đồng thời đánh dấu sau mỗi mục đã hoàn thành để đảm bảo rằng những việc của ngày hôm nay đã được hoàn thành trong ngày. Sau khi công việc đã hoàn thành, hãy tổ chức và xem xét lại xem có thể cải tiến mức độ hiệu quả hơn không.

thoi quen 3
Trước khi bắt đầu vào công việc, hãy bình tĩnh và hợp lý hóa suy nghĩ bản thân, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào khẩn cấp và quan trọng thì hãy làm trước, hãy biết sử dụng và nắm bắt thời gian một cách khôn ngoan. (Ảnh: Rawpixel.com/ Shutterstock)

3. Ít phàn nàn khi có chuyện xảy ra

Phàn nàn là một hành vi mang lại năng lượng rất tiêu cực. Phàn nàn chỉ khiến bạn mất thêm thời gian vào những việc đã qua, cho dù bạn có nỗ lực tìm kiếm các yếu tố bên ngoài để bào chữa cho bản thân thì thực tế cũng không thay đổi.

Vì vậy, đừng nên phàn nàn và cũng hãy tránh xa những người hay phàn nàn. Nếu bạn không hài lòng với hiện trạng, thì cách duy nhất chính là cố gắng cải thiện nó.

4. Khám phá thêm điểm mạnh ở người khác

Mỗi người là một cá thể độc lập, bạn không nhất thiết phải hoàn toàn đồng ý với quan điểm và cách làm của người khác, nhưng bạn nên tương tác với họ với một thái độ trân trọng. Đồng thời hãy luôn có tâm thái sẵn sàng khám phá và tiếp thu những điểm mạnh của họ. Bằng cách này, rất nhiều định kiến ​​​​và tranh chấp sẽ giảm bớt, bầu không khí cũng sẽ trở nên hài hòa và sự hòa hợp sẽ được duy trì bền lâu.

5. Duy trì việc tập thể dục

Sức khỏe là gốc rễ của mọi thành tựu trong cuộc sống. Nếu có điều kiện, bạn có thể đăng ký tập thể dục ở một trung tâm nào đó gần nơi làm việc hoặc gần nhà của mình. Nếu không có điều kiện, thì có thể tập thể dục nhịp điệu bằng video hoặc ứng dụng tại nhà. Ngoài ra hãy thử đạp xe hay đi bộ thay vì đi ô tô khi đi làm và về nhà. Hoặc là không quên đứng dậy và vận động cơ thể trong giờ giải lao.

Thiền định cũng là một trong những hình thức rèn luyện được nhiều người ở mọi lứa tuổi lựa chọn vì những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần mà nó mang lại.

tri nho 2
Thiền định cũng là một trong những hình thức rèn luyện được nhiều người ở mọi lứa tuổi lựa chọn vì những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần mà nó mang lại. (Ảnh: atiger/ Shutterstock)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

6. Duy trì thói quen đọc sách

Đọc sách sẽ trau dồi tâm hồn, trau dồi kiến thức và rèn luyện tính cách của bạn, nó sẽ khiến bạn trở thành một người có học thức và tinh tế hơn. Nếu được, hãy dành 1-2 giờ để đọc một cuốn sách mỗi tối. Chỉ cần hình thành thói quen đọc sách thì theo thời gian, bạn sẽ thấy kiến ​​thức và cách trò chuyện của mình khác trước rất nhiều.

7. Đầu tư vào bản thân

Tốt nhất là bạn nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tiếp xúc với những lĩnh vực chưa biết bên ngoài, cho dù đó là kiến ​​thức, suy nghĩ hay con người. Hãy nuôi dưỡng những sở thích mới lành mạnh như học ngôn ngữ mới, luyện tập thư pháp và hội họa. Không ngừng học hỏi và cải thiện năng lực bản thân chính là cách đầu tư thông minh nhất.

8. Lập danh sách mong muốn

Hãy lập danh sách những thứ bạn muốn mua, một số cho bản thân và một số cho những người bạn yêu mến, những thứ được liệt kê là những món đồ thiết thực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Dành một phần tiền lương hàng tháng cho danh sách mong muốn mua sắm của bạn, đặt mục tiêu và chỉ mua một hoặc hai món mỗi khi bạn hoàn thành được điều gì đó thay vì mua tất cả chúng cùng một lúc.