Trong một đoạn clip nổi tiếng trên mạng, cô gái cho thấy mí mắt của cô có màu trong mờ nên người khác có thể nhìn thấy nhãn cầu (tròng mắt) của cô cử động khi cô nhắm mắt lại và di chuyển tròng mắt.

Trong đoạn clip, cô gái hướng về phía máy quay rồi nhắm mắt phải, dùng tay giữ mí mắt phải và di chuyển tròng mắt, người xem có thể nhìn thấy được tròng mắt bên dưới mí mắt của cô đang chuyển động.

@nev.lynn207

wut lol #fyp #foryou #eyeball #wtf #gross

♬ Ouch – Rage the Angry One

Sau khi đoạn clip này trở nên nổi tiếng, đã có rất nhiều người hỏi làm thế nào mà cô phát hiện ra mí mắt của mình có màu trong mờ thì cô đã đăng tải một đoạn clip khác cho thấy cách mà cô phát hiện điều này lên mạng.

@nevaehhh.morinnn

because a lot asked how i figured out my eye could do that, here’s the original vid when i found out #fyp #creepyeyes #wtf #lol #ew #eyeball

♬ original sound – nevaehhh🪻

Hai đoạn clip này đã thu hút rất nhiều cư dân mạng bình luận sôi nổi và bắt chước theo. Một cô gái khác cũng chia sẻ đoạn clip và nói rằng: “Tôi vừa xem một đoạn clip có một cô gái phát hiện mí mắt của cô ấy trong suốt khiến tôi giật cả mình, tôi muốn xem thử liệu mí mắt của mình có phải cũng giống thế hay không.”

Trong đoạn clip ngắn này có thể thấy mí mắt của cô ấy cũng có màu trong mờ và người khác có thể nhìn thấy tròng mắt cô đang cử động. 

@prettylittleidiot

the answer is yes (@nev.lynn207)

♬ click 4 more eyeballs – 🐮marylee🐮

Tờ Wall Street Journal đã chỉ ra trong một bài báo vào năm 2019 rằng 80% ánh sáng có thể xuyên qua mí mắt, điều này có thể giải thích được hiện tượng mí mắt trong mờ này. 

Bởi vì mí mắt có thể truyền ánh sáng nên hầu hết mọi người có thể nhìn thấy một đám mây nhỏ, điểm chuyển động, ánh sáng trắng, tuyết và các mô hình hình học khi họ nhắm mắt và không bịt mắt bằng thứ gì đó khác.

Một tình huống khác là khi bạn nhắm mắt và ấn mạnh mắt, bạn có thể thấy một luồng sáng lạ. Những hình ảnh được tạo ra khi nhắm mắt được gọi là phosphenes. 

Ông Ivan Schwab, giáo sư nhãn khoa tại Đại học California kiêm người phát ngôn của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết: “Những hình ảnh này được tạo ra trong não. Trên thực tế, hệ thống thị giác tạo ra những hình ảnh, màu sắc hoặc họa tiết này bằng ánh sáng tàn dư.”

Theo Epoch Times
Minh Ngọc

Xem thêm: