Học ngoại khóa là những kỷ niệm vui vẻ nhất trong đời học sinh, các em có thể cùng bạn bè tham quan bảo tàng hoặc đến công viên vui chơi. Nhưng các em nhỏ ở Triều Tiên thì có thể không như vậy, bởi vì khi học ngoại khóa, giáo viên đưa các em đi… khiêng đá, sửa đường sắt. Các em lao động không được trả lương, có khi còn phải làm đến 10 tiếng đồng hồ một ngày.

Liên minh Nhân quyền Châu Âu tại Triều Tiên đã đến thăm đất nước này vào tháng 12 năm 2016 và chứng kiến cảnh tượng khó mà tin được.

Một nhóm học sinh, gồm cả học sinh tiểu học phải khiêng đá dưới sự chỉ đạo của giáo viên, nhiều em còn phải cầm búa để sửa chữa đường sắt dưới thời tiết nắng nóng.

học sinh triều tiên
(Ảnh: Daily Mirror)
học sinh triều tiên
(Ảnh: Daily Mirror)

Chính phủ Triều Tiên cho biết các em nhỏ đang “học ngoại khóa”, khóa học này có thể “rèn luyện được tinh thần đồng đội” và đây cũng là “cống hiến cho quốc gia”.

Những hình ảnh về việc các em nhỏ Triều Tiên phải lao động chân tay nặng nhọc được công bố trên tờ Mirror đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.

PROD-PHP_VidGrab_Harris_50
(Ảnh: Daily Mirror)
PROD-PHP_VidGrab_Harris_29
(Ảnh: Daily Mirror)

Tổ chức  Ân xá Quốc tế cho biết, theo Luật quốc tế quy định, trẻ em dưới 18 tuổi không được lao động nặng.

Rõ ràng là các em học sinh Triều Tiên này đang bị bóc lột sức lao động, phải làm công việc không phù hợp với độ tuổi của mình. Đạo diễn người Anh Kate Allen nói rằng việc này vốn không nên xảy ra ở thế kỉ 21, thế giới không thể chấp nhận được hành vi như thế này.

Đây chính là cảnh tượng các em học sinh Bắc Hàn đang “học ngoại khóa”:

PHP_VidGrab_Harris_61
(Ảnh: Daily Mirror)
học sinh triều tiên
(Ảnh: Daily Mirror)
học sinh triều tiên
(Ảnh: Daily Mirror)

Video được Mirror ghi lại:

Người dân ở các quốc gia khác trên thế giới đều cảm thấy không thể hiểu nổi, có rất nhiều cách để rèn luyện tinh thần đồng đội của các em học sinh, nhưng Triều Tiên lại lựa chọn phương pháp cực kỳ không phù hợp này. Họ để các em nhỏ sửa chữa đường sắt và gọi là “cống hiến cho quốc gia”, nhưng đối với các em thì đây chính là sự ngược đãi và bị tổn thương. Có thể nói rằng đây là khóa “học ngoại khóa” đau khổ nhất thế giới.

Thanh Trúc

Xem thêm: