Việt Nam hiện có khoảng từ 5.000 đến 6.000 kỹ sư được đào tạo cho ngành chip bán dẫn trong khi nhu cầu cần có là 20.000 kỹ sư trong 5 năm tới và 50.000 kỹ sư trong một thập niên tới.

shutterstock 2107476131
Thiếu kỹ có thể ảnh hưởng đến việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Aslysun/ Shutterstock)

Theo hãng tin Reuters, tình trạng thiếu kỹ sư kinh niên ở Việt Nam đang nổi lên như một thách thức chính đối với việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại nước này, và đối với kế hoạch của Mỹ nhằm thúc đẩy Việt Nam này thành trung tâm sản xuất chip nhằm phòng ngừa rủi ro liên quan đến nguồn cung từ Trung Quốc.

Ngày 10/9 tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam và việc sản xuất chip bán dẫn được coi là một trong các trọng tâm trong việc phát triển quan hệ hai nước nhân chuyến đi này.

Giới chức Hoa Kỳ cho biết trong chuyến thăm tới Việt Nam lần này, Tổng thống Mỹ sẽ đề nghị giúp Việt Nam phát triển việc sản xuất chip.

Chiến lược chuyển sản xuất đến những nước thân thiện với Mỹ (Friendshoring) được cho là yếu tố quan trọng trong việc Washington muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược trong năm nay vào khi có những căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung.

Việc Mỹ giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp này cũng giúp mang đến hàng tỷ đô la đầu tư cho Việt Nam. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư, phân tích và các giới chức trong ngành công nghiệp này, Việt Nam cần các chuyên gia được đào tạo có tay nghề để giúp phát triển ngành công nghiệp.

Hãng tin Reuter dẫn lời ông Vũ Tú Thành – người đứng đầu văn phòng Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN cho biết “con số các kỹ sư phần cứng có sẵn ở Việt Nam hiện thấp hơn số lượng cần thiết cho việc đầu tư vào ngành công nghiệp hàng tỷ đô la này”.

Cũng theo ông Thành, Việt Nam hiện có khoảng từ 5.000 đến 6.000 kỹ sư được đào tạo cho ngành chip bán dẫn trong khi nhu cầu cần có là 20.000 kỹ sư trong năm năm tới và 50.000 kỹ sư trong một thập niên tới.

Ngoài ra còn có nguy cơ không đủ số lượng các kỹ sư phần mềm chip được đào tạo, theo ông Nguyễn Hùng, quản lý cao cấp về chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam.

Các bộ của Việt Nam phụ trách về lao động, giáo dục, thông tin, công nghệ và ngoại giao chưa phản hồi đề nghị bình luận của Reuters.

Vị trí thống lĩnh của Trung Quốc

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, nơi xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm, theo số liệu của chính phủ Việt Nam, hiện đang tập trung vào khâu phụ trợ của chuỗi cung ứng – bao gồm lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip – dù đang chậm chạp mở rộng sang các lĩnh vực khác như thiết kế.

Nhà Trắng không nói rõ phân khúc nào trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ được ưu tiên, nhưng các giám đốc điều hành ngành công nghiệp này tại Mỹ đã chỉ ra rằng khâu phụ trợ là lĩnh vực tăng trưởng chính.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong các cân nhắc này. Gần 40% việc sản xuất phụ trợ trên toàn cầu là từ Trung Quốc vào năm 2019, theo Boston Consulting Group, trong khi chỉ 2% ở Mỹ. 27% ở Đài Loan, qua việc này mà Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xâm lược.

Điều này khiến phân khúc lắp ráp trở nên được tập trung nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn, sau sản xuất chip. Không ở phân khúc nào Bắc Kinh lại nắm vai trò thống lĩnh như vậy.

Điều đó xảy ra bất chấp việc Intel đã hoạt động ở miền nam Việt Nam khoảng 15 năm với công xưởng lớn nhất thế giới để lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip.

Nhưng, trong một dấu hiệu của sự quan tâm ngày càng tăng, Công ty Amkor đang xây gần Hà Nội “một đại công xưởng hiện đại để lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trả lời trong chuyến thăm tới Hà Nội tháng trước.

Có thể sẽ có thêm đầu tư tư nhân, đặc biệt nếu một phần đáng kể trong 500 triệu USD theo Đạo luật CHIS của Mỹ cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được đầu tư vào VIệt Nam.

Mỹ cũng quan tâm tới việc thúc đẩy khả năng cung ứng vật liệu thô cho sản xuất chip của Việt Nam, đặc biệt là đất hiếm. Việt Nam ước tính là nước có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai sau Trung Quốc.

Việt Nam đang xâm nhập vào phân khúc thiết kế chip nhỏ hơn. Công ty phần mềm thiết kế chip Synopsys của Hoa Kỳ hoạt động đây, đối thủ Marvell có kế hoạch xây dựng một trung tâm “đẳng cấp thế giới” và các công ty địa phương đang mở rộng.

Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm từ các nhà sản xuất máy sản xuất chip và có tham vọng xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên vào cuối thập kỷ này.

Khánh Vy (t/h)