Nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, thuộc nhóm bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ tái phát cao và tỷ lệ tàn tật cao. Những dấu hiệu nhồi máu não trước khi phát bệnh nếu được phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Vì vậy, người bệnh và gia đình cần hiểu rõ các dấu hiệu trước khi bị nhồi máu não. 

nhồi máu não
(Ảnh minh họa: Ustyle/ Shutterstock)

Có hai loại nguyên nhân gây nhồi máu não, một là các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như tuổi tác, chủng tộc, sự khác biệt vùng miền…, loại kia là các yếu tố có thể kiểm soát được bao gồm các thói quen sinh hoạt không tốt như chế độ ăn uống, hút thuốc, nghiện rượu, tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao và các bệnh khác.

7 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não:

1. Chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp của bệnh mạch máu não và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhìn chung, khả năng xảy ra cao nhất vào lúc sáng sớm. Nguyên nhân là do buổi sáng khi thức dậy máu ở trạng thái đặc, máu đến mạch máu não chậm, lượng oxy cung cấp không đủ dễ gây chóng mặt.

2. Đau đầu dữ dội

Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột, kèm theo co giật, hôn mê, buồn ngủ và các triệu chứng khác và có thể thức giấc vào ban đêm. Nếu phát hiện trường hợp này xảy ra với người lớn tuổi thì bạn nên đưa người đó đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.

3. Dáng đi bất thường

Đi lại không có sức, mất kiểm soát, dáng đi loạng choạng, kèm theo tê và yếu chân tay là một số triệu chứng báo trước của bệnh liệt nửa người.

4. Ngáp liên tục

Ngáp là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống và thường bị bỏ qua. Nhưng nếu bạn ngáp liên tục và kèm theo các triệu chứng như chảy máu đáy mắt, chảy máu mũi thì cần cẩn thận nguy cơ xảy ra nhồi máu não.

5. Chảy nước dãi một cách vô thức

Chảy nước dãi thường xảy ra một cách vô thức khi ngủ, đặc biệt ở người lớn tuổi, thậm chí họ có thể thức giấc do bị nghẹt thở khi ngủ. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nhất định cần chú ý đến nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.

6. Nhìn thấy mọi thứ mờ ảo

Các triệu chứng trước mắt tối đen tạm thời hoặc nhìn không rõ có thể xảy ra, nhưng sẽ tự khỏi sau một thời gian.

7. Phát âm không rõ ràng

Các triệu chứng đầu lưỡi không thể điều khiển được, giọng nói không rõ ràng hoặc đột nhiên không thể nói được, khó nuốt, thậm chí một số người cao tuổi còn có thể gặp các triệu chứng như chảy nước dãi ở khóe miệng, mắt và miệng nghiêng lệch.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhồi máu não?

shutterstock 633563966
(Ảnh: Kitreel/ Shutterstock)

1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Để ngăn ngừa nhồi máu não, bạn cần chăm chỉ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ các nguyên tắc ăn kiêng ít chất béo, ít đường và nhiều chất xơ. Bệnh nhân bị mỡ máu cao nên giảm lượng lipid và cholesterol, kiểm soát lượng thịt mỡ ăn vào và ăn thịt nạc điều độ. Ăn nhiều rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm khác giàu chất xơ để tránh ăn quá nhiều.

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục cũng là yếu tố then chốt trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Tập thể dục có thể tăng tốc độ trao đổi chất và cải thiện chuyển hóa lipid. Hãy tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần không dưới 30 phút. Hãy giữ một lịch trình đều đặn và bỏ thói quen xấu là thức khuya.

2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ cao

Tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng lipid máu là những yếu tố gây ra nhồi máu não. Cả ba thường kết hợp với nhau để thúc đẩy sự tiến triển của xơ vữa động mạch và đẩy nhanh quá trình dẫn đến nhồi máu não. Nhóm nguy cơ cao mắc 3 bệnh trên sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não tăng lên rất nhiều, người bệnh nên tích cực điều trị và kiểm soát tình trạng của mình.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não được khuyên nên khám lại 6 tháng/ 1 lần, đặc biệt chú ý đến huyết áp, lipid máu và lưu lượng máu để phát hiện sớm các vấn đề và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. 

Ngữ Yên, Theo Zhuanlan