Theo Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ của Vắc-xin (VAERS), tính đến ngày 27/9/2021, có 569.294 ca gặp phản ứng phụ sau khi tiêm chủng tại Mỹ đã được ghi nhận.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: Syda Productions/Shutterstock)

Các rối loạn phổ biến nhất được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 ở Mỹ bao gồm các vấn đề liên quan đến nhiệt độ (226.457), các vấn đề về da (174.793), và một danh mục gồm cử động, cơ bắp, thần kinh, tê và liệt (164.200). Đó là theo phân tích ban đầu của VAERS.

Tiếp theo là các vấn đề liên quan đến cơn đau không phải do bệnh nền (139.395), cảm thấy bất thường, mệt mỏi hoặc yếu (139.395), phản ứng tại chỗ tiêm (121.538), nhức đầu (111.549), tim mạch (79.012) và phổi hoặc hô hấp (77.976 ).

Các vấn đề về bụng (40.415), nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng (34.589), và xuất hiện cục máu đông hoặc chảy máu, bao gồm cả ở tim và não (32.023), cũng xảy ra phổ biến trong số các báo cáo của VAERS.

Các vấn đề về sản phẩm (29,661) và tâm trạng hoặc các vấn đề về trí nhớ (31,720) cũng thường xuất hiện.

Tính đến ngày 27/9/2021, đã có 569.294 báo cáo về tác dụng phụ liên quan đến tiêm vắc-xin COVID-19 ở Mỹ, với tổng số 2.433.730 triệu chứng được ghi nhận.

Mỗi triệu chứng được báo cáo không nhất thiết là xuất hiện ở một bệnh nhân. Các báo cáo về tác dụng phụ bao gồm nhiều triệu chứng cho một bệnh nhân.

Các báo cáo có thể được thực hiện bởi bác sĩ, bệnh nhân hoặc thành viên gia đình và/hoặc người quen, hoặc đại diện ngành sản xuất vắc-xin.

Các nhà khoa học đã ước tính rằng các tác dụng phụ xảy ra với tốc độ cao hơn nhiều lần so với những gì được báo cáo trong VAERS, bởi người ta cho rằng hầu hết các tác dụng phụ không được báo cáo thông qua hệ thống theo dõi.

Khoảng 391 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã được tiêm ở Mỹ cho 185 triệu người. Ước tính khoảng 56% dân số nước này đã tiêm chủng đầy đủ.

Sau đây là tóm tắt các cảnh báo về sức khỏe được ban hành tại Mỹ hoặc trên toàn thế giới, kèm theo danh sách được chia thành 78 nhóm gồm các loại tác dụng phụ thường gặp được báo cáo.

Những lo ngại về sức khỏe được nêu ra ở Mỹ và trên toàn thế giới:

Rối loạn Thần kinh Chức năng

Các nhà nghiên cứu ở Anh đang nghiên cứu các trường hợp Rối loạn Thần kinh Chức năng (FND) ở phụ nữ 30 tuổi bị bệnh sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Các triệu chứng FND có thể bao gồm yếu chân tay, tê liệt, run, co thắt, đi lại khó khăn, vấn đề về giọng nói, ngứa ran, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, lo lắng, đau mãn tính, các triệu chứng về trí nhớ và mất trí nhớ.

Phân tích cơ sở dữ liệu VAERS cho thấy hàng trăm nghìn báo cáo về các triệu chứng như vậy.

Nổi hạch: 16.858 báo cáo

Đầu tháng này, vắc-xin COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA của Pfizer bị phát hiện có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ nổi hạch, sưng hoặc viêm các hạch bạch huyết, theo một nghiên cứu từ Israel.

Liệt mặt: 5.273 báo cáo

Một phân tích ở Hồng Kông cho thấy nguy cơ bị liệt dây thần kinh mặt (Bell’s palsy) cao hơn khi tiêm CoronaVac (Sinovac Biotech), một loại vắc-xin hiện không được sử dụng ở Mỹ. Bệnh liệt dây thần kinh có thể bao gồm sự thay đổi vị giác và đau quanh tai, tăng độ nhạy cảm với âm thanh được gọi là chứng tăng âm.

Hội chứng Guillain-Barre: 696 báo cáo

Vào tháng 7, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã bổ sung cảnh báo về Hội chứng Guillain-Barre (GBS) ở những người tiêm vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson. GBS là hội chứng rối loạn tự miễn làm tổn thương các tế bào thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu đi và đôi khi gây tê liệt. Cứ 20 trường hợp thì có 1 ca tử vong.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã báo cáo GBS là một tác dụng phụ có thể xảy ra từ vắc-xin của Johnson& Johnson. Ở Anh và Ấn Độ, các nhà khoa học cũng đã liên hệ hội chứng Guillain-Barre với vắc-xin AstraZeneca, loại vắc-xin không được sử dụng ở Mỹ. Một trường hợp gặp phải hội chứng GBS cũng đã được báo cáo ở một bệnh nhân tiêm vắc-xin Pfizer.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, hầu hết các trường hợp đã được báo cáo khoảng 2 tuần sau khi tiêm chủng ở nam giới, nhiều người từ 50 tuổi trở lên.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Thần kinh học đã kiểm tra các mối liên hệ có thể có giữa vắc-xin Pfizer và Moderna, và bệnh hủy myelin (Demyelination) bao gồm cả Bệnh đa xơ cứng (MS).

Bệnh hủy myelin bao gồm chứng Đa xơ cứng (MS): Hơn 650 báo cáo

Bệnh này hủy hoại lớp bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh trong não, dây thần kinh thị giác và tủy sống, gây ra các vấn đề về thần kinh, độ tuổi từ 24-64.

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc: 2.810 báo cáo

Theo CDC, họ đang điều tra các báo cáo về chứng rối loạn tim, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 để xem liệu có mối liên hệ nào không.

Theo một nghiên cứu từ Israel, vắc-xin Pfizer được phát hiện làm tăng gấp 3 lần nguy cơ viêm cơ tim, theo một nghiên cứu bệnh chứng thực tế từ Israel, ngoài ra “tiêm chủng có mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng nguy cơ viêm cơ tim”.

FDA đã bổ sung cảnh báo đối với vắc-xin Pfizer và Moderna về rủi ro gây viêm cơ tim.

Tính đến tháng 6/2021, CDC cho biết hơn 1.200 trường hợp viêm tim (viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim) ở người trẻ tuổi đã được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna, trong đó: hơn một nửa là xuất hiện sau khi tiêm liều thứ 2, và hầu hết các tổn thương xảy ra ở nam giới dưới 30 tuổi.

Tuy nhiên, vào tháng 8, một nghiên cứu độc lập về hồ sơ y tế cho thấy tỷ lệ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim xảy ra phổ biến hơn gấp 5 lần so với báo cáo của CDC.

Bộ Y tế Israel thông báo họ đang theo dõi tình trạng viêm tim sau khi tiêm vắc-xin Pfizer. Một nghiên cứu ngày 10/8 trên tạp chí JAMA Cardiology xác nhận nguy cơ viêm cơ tim (viêm tim) đã được xác định trước đây ở các cậu bé sau khi tiêm vắc-xin Pfizer.

Một nghiên cứu về vắc-xin Pfizer và Moderna được công bố vào tháng 9 cho thấy các nam thiếu niên có nguy cơ mắc các vấn đề về tim do tiêm vắc-xin COVID-19 cao gấp 6 lần do nhiễm COVID.

Các trường hợp nhiễm COVID dù đã tiêm chủng (do thiếu khả năng miễn dịch): 34.589

Mối lo ngại về khả năng miễn dịch suy giảm càng tăng cao vào tháng 6/2021 khi Israel thông báo rằng khoảng một nửa số người lớn bị nhiễm COVID-19 trong đợt bùng phát vào tháng 6/2021 đã tiêm phòng đầy đủ bằng vắc-xin Pfizer.

Vào đầu tháng 9, một phân tích dữ liệu ở Israel cho thấy gần 60% những người nhập viện vì COVID đã stiêm phòng đầy đủ. “Đây là một dấu hiệu cảnh báo rất rõ ràng cho phần còn lại của thế giới”, Ran Balicer, Giám đốc CNTT tại Clalit Health Services, tổ chức duy trì sức khỏe lớn nhất của Israel, cho biết. “Nếu nó có thể xảy ra ở đây, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu”.

Với bằng chứng về khả năng miễn dịch suy giảm nghiêm trọng ở mốc 5-6 tháng, và hàng nghìn bệnh nhân đã tiêm chủng đầy đủ nhập viện do COVID-19 hoặc tử vong vì virus corona, CDC hiện đang khuyến nghị tiêm mũi “bổ sung” thứ 3 ở một số bệnh nhân.

Xuất hiện cục máu đông và Rối loạn: Hơn 32.000 báo cáo

Vào cuối tháng 6, trường hợp đầu tiên về chứng rối loạn đông máu được gọi là “huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu (TTS)” sau khi tiêm vắc-xin mRNA 2 liều đã được báo cáo trên tạp chí Annals of Internal Medicine. Trường hợp của một người đàn ông 65 tuổi xuất hiện các triệu chứng 10 ngày sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc-xin Moderna.

Theo CDC, “Các báo cáo gần đây chỉ ra mối quan hệ nhân quả phù hợp giữa vắc-xin COVID-19 Johnson & Johnson và TTS, một tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng – xuất hiện cục máu đông kèm theo lượng tiểu cầu thấp – đã gây ra tử vong”.

CDC và FDA cho biết họ đã xác định được 47 báo cáo đã được xác nhận về những người “đã tiêm vắc-xin COVID-19 Johnson & Johnson và sau đó bị phát triển TTS. Phụ nữ dưới 50 tuổi đặc biệt nên lưu ý về nguy cơ hiếm gặp nhưng gia tăng của tác dụng phụ này”.

Một nghiên cứu ngày 10/8 trên Tạp chí JAMA Cardiology đã khuyến cáo thận trọng khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho một số bệnh nhân có nguy cơ cao do vắc-xin có liên quan đến TTS. Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Một trong những biểu hiện nghiêm trọng của hội chứng này, được gọi là giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do vắc-xin (VITT), là huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST)”. Theo nghiên cứu, tình trạng này liên quan đến vắc-xin AstraZeneca và Johnson & Johnson.

Một bài viết đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ dưới 50 tuổi nên tránh tiêm vắc-xin Johnson & Johnson do lo ngại về tình trạng máu đông, trong đó nhắc đến 12 trường hợp báo cáo xuất hiện rối loạn máu được gọi là huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) với giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc-xin Johnson & Johnson.

Vắc-xin AstraZeneca, không được sử dụng ở Mỹ, có liên quan đến một chứng rối loạn nguy hiểm liên quan đến cục máu đông với tiểu cầu trong máu ở mức thấp. Vào ngày 7/4/2021, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết họ đã phân tích 62 trường hợp huyết khối xoang tĩnh mạch não và 24 trường hợp huyết khối tĩnh mạch tạng được báo cáo trong cơ sở dữ liệu về an toàn thuốc của EU (EudraVigilance) tính đến ngày 22/3/2021; 18 trong số đó đã tử vong.

Vắc-xin Johnson & Johnson đã được phép lưu hành trở lại vào ngày 27/4/2021 với những cảnh báo mới về chứng rối loạn này.

Nhiều quốc gia đã hạn chế tiêm vắc-xin ở những người dưới 65 tuổi, 60 hoặc 50 tuổi do xuất hiện các báo cáo về tình trạng máu đông ở những đối tượng trẻ tuổi. Một số quốc gia đã ngừng tiêm vắc-xin AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson do lo ngại về vấn đề này.

Liên quan đến kinh nguyệt: 10.318 báo cáo

Tất cả các nhãn hiệu vắc-xin COVID-19 đều có liên quan đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, theo một nghiên cứu của Anh vào tháng 9. Hơn 10.000 báo cáo về các vấn đề kinh nguyệt trong cơ sở dữ liệu của VAERS bao gồm các kỳ kinh nguyệt ra nhiều bất thường, đau đớn, không đều, ngắn hoặc mất kinh nguyệt.

Tử vong: 8.164

Liên quan đến mang thai: 1.844 báo cáo

CDC nói rằng vắc-xin COVID-19 an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi của họ. Có hơn 1.800 báo cáo về các vấn đề liên quan đến thai nghén trong cơ sở dữ liệu VAERS.

Liên quan đến Herpes: 6.339 báo cáo

Theo một nghiên cứu từ Israel, vắc-xin Pfizer có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm herpes zoster.

Sốc phản vệ: 1.803 báo cáo

Viêm ruột thừa, cắt ruột thừa: 926 báo cáo

Theo một nghiên cứu từ Israel, vắc-xin Pfizer có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm ruột thừa.

Theo Just The News,

Phan Anh

Xem thêm: