Tỷ phú công nghệ Elon Musk hôm thứ Ba (31/10) nói rằng các bệnh nhân COVID-19 phải sử dụng máy thở không chết vì vi-rút mà do các bệnh nhiễm trùng thứ cấp gây ra một dạng viêm phổi chết người.

ventilator máy thở
Một máy thở đặt cạnh giường bệnh nhân trong khu ICU tại bệnh viện Sant Pau ở Barcelona ngày 2 tháng 4 năm 2020.(Ảnh nguồn: Angel Garcia / Bloomberg, Getty Images)

Ông Musk đưa ra nhận xét này trong một cuộc thảo luận trên podcast của người dẫn chương trình Joe Rogan vào ngày 31 tháng 10. Trong podcast này, ông Musk đưa ra một điểm quan trọng lần đầu tiên được nêu ra trong một nghiên cứu gây chấn động. Quan điểm đó là: nhiễm trùng thứ cấp ở phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 được đặt máy thở.

“80% số người được đặt máy thở đã chết”, ông Rogan cho biết, đồng thời đề cập đến dữ liệu do Bác sĩ Joseph Mercola trích dẫn, cho thấy 76,4% bệnh nhân COVID-19 từ 18 đến 65 tuổi ở Thành phố New York được đặt máy thở đã chết. Ở nhóm những người trên 65 tuổi, tỷ lệ tử vong là 97,2%.

Ông Musk cho biết ông đã nói chuyện với một số bác sĩ về những sai lầm trong đợt COVID-19 đầu tiên.

“Các bác sĩ nói, ‘Chúng ta đã đưa quá nhiều bệnh nhân vào máy thở đặt nội khí quản”, ông Musk tiếp tục. “Đây thực sự là thứ gây hại cho phổi, không phải Covid. Cách điều trị là như vậy. Nhưng điều đó khiến việc chữa bệnh còn tệ hơn cả căn bệnh.”

Elon Musk
Ông chủ nền tảng X Elon Musk. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Dimitrios Kambouris/ Getty Images cho The Met Museum/Vogue)

Mặc dù ông Musk không trích dẫn rõ ràng nghiên cứu (được công bố vào cuối tháng 4 năm 2023 trên Tạp chí ‘Điều tra Lâm sàng’), các tác giả của nghiên cứu đã phát hiện rằng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn thậm chí có thể vượt quá tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở những bệnh nhân cần thở máy.

Viêm phổi liên quan đến máy thở và COVID-19

Trong nghiên cứu, các nhà điều tra phát hiện ra rằng gần một nửa số bệnh nhân mắc COVID-19 bị viêm phổi do vi khuẩn thứ cấp liên quan đến máy thở, mà họ gọi là “viêm phổi liên quan đến máy thở” (ventilator-associated pneumonia) hay VAP.

“Dữ liệu gần đây cho thấy rằng viêm phổi thứ phát xuất hiện lên tới 40% và viêm phổi hoặc tổn thương phế nang lan tỏa xuất hiện ở hơn 90% mẫu khám nghiệm tử thi lấy từ bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính”, các tác giả viết trong nghiên cứu, dẫn tên khoa học SARS-CoV-2 của vi-rút gây bệnh COVID-19.

“Phù hợp với những quan sát này, chúng tôi và những người khác đã tìm thấy tỷ lệ viêm phổi liên quan đến máy thở (VAP) cao ở những bệnh nhân bị viêm phổi do SARS-CoV-2 cần thở máy, cho thấy rằng bội nhiễm vi khuẩn như VAP có thể góp phần gây tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19″, họ tiếp tục.

“Những phát hiện này đưa ra một giả thuyết khác rằng tỷ lệ tử vong tương đối thấp do nhiễm SARS-CoV-2 nguyên phát được bù đắp bằng nguy cơ tử vong cao do VAP không được giải quyết”.

Trong số 601 bệnh nhân thở máy tham gia nghiên cứu, 585 bệnh nhân bị viêm phổi nặng và suy hô hấp. Trong số những người bị viêm phổi nặng và suy hô hấp, 190 người mắc Covid-19, 50 người bị viêm phổi liên quan đến các loại virus khác, 252 người bị viêm phổi do vi khuẩn và 93 người bị suy hô hấp không liên quan đến viêm phổi.

Các con số chỉ ra rằng khả năng 59% trường hợp là các vấn đề về hô hấp không phải là COVID-19 hoặc các loại vi-rút khác (43% viêm phổi do vi khuẩn, 16% suy hô hấp không liên quan đến viêm phổi).

Tác giả chính của nghiên cứu, Bác sĩ Benjamin Singer, một bác sĩ phổi và chăm sóc quan trọng, nói với trung tâm tin tức Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc rằng: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ tử vong liên quan đến vi rút [Covid-19] là tương đối thấp, nhưng những vấn đề xảy ra trong thời gian trong phòng cấp cứu ICU (dành riêng cho điều trị những bệnh lý nghiêm trọng), như viêm phổi thứ phát do vi khuẩn, đã bù vào tỉ lệ đó.”

Ông nói thêm: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, tìm kiếm và điều trị tích cực bệnh viêm phổi thứ phát do vi khuẩn ở những bệnh nhân bị bệnh viêm phổi nặng, bao gồm cả những người mắc bệnh COVID-19”.

Những tranh cãi

Khi nghiên cứu này được công bố lần đầu tiên vào cuối tháng 4 năm 2023, đã gây ra hiểu lầm rằng trong số tất cả bệnh nhân COVID-19 tử vong trong bệnh viện, “gần như tất cả” đều tử vong do máy thở.

Những tuyên bố như vậy đã bị những người “kiểm tra thực tế” phản đối, một số người chỉ ra rằng không phải tất cả những người mắc bệnh COVID-19 chết trong bệnh viện đều liên quan đến máy thở.

Tác giả của nghiên cứu, Bác sĩ Singer, đã làm rõ những phát hiện này trong một cuộc phỏng vấn với trang web Factcheck.org. Ông nói rằng “máy thở không phải là nguyên nhân gây tử vong” mà là nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, bao gồm cả những bệnh do COVID-19 gây ra.

Bác sĩ Singer nói với trang này: “Máy thở đã hỗ trợ rất nhiều cho sự sống của những bệnh nhân này”.

Một bác sĩ y khoa khác, Bác sĩ Mark Metersky, bác sĩ chăm sóc phổi và chăm sóc quan trọng, đồng thời là giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Connecticut, cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

Ông nói với Factcheck.org: “Không phải máy thở khiến cho bệnh nhân chết. Mà là máy thở đã không cứu được họ.”

Tuy nhiên, nghiên cứu của Bác sĩ Singer và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng “bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở có được chữa khỏi hay không là yếu tố chính quyết định bệnh nhân sống hay chết” trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.

Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng chỉ được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong cao hơn, Bác sĩ Singer nói với Factcheck.org rằng “cuối cùng thì chính COVID-19” mới là yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân trong nghiên cứu.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Bác sĩ Richard Wunderink, nói với trung tâm tin tức Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc rằng, phát hiện chính của nghiên cứu là khả năng nhiễm vi khuẩn ở bệnh nhân COVID-19 thở máy đã trở thành một điểm mù trong ngành chăm sóc sức khỏe.

“Sự nghiêm trọng tình trạng bội nhiễm vi khuẩn phổi gây tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19 đã bị đánh giá thấp, vì hầu hết các trung tâm đều không tìm kiếm nó hoặc chỉ xét kết quả có bội nhiễm vi khuẩn hay không, chứ không phải việc điều trị có thành công hay không”, ông nói.

Bác sĩ Wunderink cho biết cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn lý do tại sao một số bệnh nhân thở máy bị viêm phổi lại hồi phục trong khi những người khác lại tử vong.

Bác sĩ Howard Stupak, phó giáo sư tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York, đã chia sẻ trên mạng xã hội X và viết bài bình luận về đoạn clip ông Musk và ông Rogan thảo luận về máy thở ở bệnh nhân COVID-19.

“Đúng, nhưng đây là chuỗi nguyên nhân – kết quả”, Bác sĩ Stupak nói về tuyên bố khoảng 80% bệnh nhân COVID-19 thở máy đã tử vong.

Ông giải thích rằng máy thở không giết chết bệnh nhân mà là “việc sử dụng thuốc an thần để đặt nội khí quản”, việc này làm giảm sự di chuyển của các cơ thành ngực và làm các bộ phận của lá phổi chứa đầy chất lỏng khiến nó “dường như gây ra bệnh viêm phổi”.

Ông Stupak cho biết đã có nỗ lực gây mê và đặt nội khí quản cho bệnh nhân COVID-19 do các nhân viên bệnh viện “hoảng sợ” lây nhiễm COVID-19 nên đã vội vàng cho bệnh nhân thở máy để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng.

Bác sĩ Stupak viết trong bài đăng sau đó: “Sử dụng thuốc an thần hàng loạt cho người cao tuổi là vũ khí chính, còn việc quản lý yếu kém máy thở và phòng cấp cứu ICU là yếu tố phụ gây tử vong của bệnh nhân”.

Anh Nguyễn, theo ET