106 Dân biểu của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ do Dân biểu Mike Johnson (bang Louisiana) đứng đầu, hôm 10/12 đã ký tên vào một bản “Thân hữu tòa án” gửi Tối cao Pháp viện để bày tỏ ủng hộ bang Texas kiện bốn bang Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin vi phạm luật bầu cử.  

Embed from Getty Images

Dân biểu Mike Johnson tại tiểu bang Louisiana (Ảnh: Getty Images)

“Thân hữu tòa án” là một thuật ngữ pháp lý, mang nội hàm là [một] người và/hoặc [một] thực thể không phải là các bên tranh chấp, tự nguyện gửi ý kiến của mình cho Tòa án thông tin về những vấn đề pháp lý hoặc những vấn đề khác của vụ kiện để hỗ trợ Tòa giải quyết nội dung tranh chấp.

Trong tài liệu trên, hơn 100 Dân biểu cho biết: “Văn bản này đại diện cho quan ngại của chúng tôi với tư cách là các Thành viên Quốc hội, và cũng là quan điểm được chia sẻ bởi hàng triệu cử tri mà các Dân biểu đại diện, rằng các bất thường vi hiến liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống 2020 đặt ra nghi vấn về kết quả bầu cử và tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử Mỹ.”

Văn bản của các Dân biểu cho rằng 4 bang bị đơn trong vài tháng trước cuộc bầu cử 2020 đã cố tình thay đổi bất hợp pháp các quy định liên quan đến bầu cử. 

Văn bản của các Dân biểu khẳng định các cơ quan lập pháp của các bang bị đơn mới có thẩm quyền quyết định các quy định về việc chỉ định đại cử tri và quyền này vừa qua đã bị các thống đốc, các bộ trưởng nội vụ, các quan chức bầu cử, các tòa án tiểu bang, các tòa án liên bang và các bên tư nhân xâm phạm.

Các Dân biểu nhấn mạnh rằng chính hành vi xâm phạm quyền lợi của các cơ quan lập pháp tiểu bang nêu trên đã dẫn đến việc xảy ra nhiều bất thường và gian lận bầu cử chưa từng có tiền lệ. 

Các Dân biểu thúc giục Tối cao Pháp viện phải “đưa ra đánh giá khách quan về những bất thường này và quyết định cho người dân xem liệu thực sự Hiến pháp đã được tuân thủ và luật pháp có được duy trì hay không”.

Dân biểu Mike Johnson – một người ủng hộ kiên định Tổng thống Donald Trump – đã nói với hãng tin CNN rằng: “Hầu hết các đồng nghiệp thuộc Đảng Cộng hòa của tôi tại Hạ viện, và hàng triệu cử tri mà chúng tôi đại diện trên khắp cả nước, bây giờ đang cực kỳ quan ngại về tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử của chúng ta. Mục đích bản ‘Thân hữu tòa án’ của chúng tôi là để làm rõ quan ngại này và bày tỏ niềm tin chân thành của chúng tôi rằng tầm quan trọng lớn lao của sự vụ này xứng đáng nhận được sự xem xét thấu đáo từ Tối cao Pháp viện.”

Ông Johnson cũng viết trên Twitter cho biết Tổng thống Trump đã trực tiếp gọi điện cho ông để cảm ơn về sự ủng hộ của ông và các Dân biểu Cộng hòa đối với đơn kiện bầu cử của bang Texas.

“Tổng thống Trump sáng nay đã gọi điện cho tôi nói rằng ông rất cảm kích về bản ‘Thân hữu tòa án’ mà chúng tôi đang đệ trình [lên Tối cao Pháp viện] thay mặt cho các Thành viên Quốc hội. Thực sự, ‘đây là một vụ việc lớn!’.”

Trong 106 Dân biểu ký vào bản ‘Thân hữu tòa án’ gửi Tối cao Pháp viện có một số các nhà lập pháp có tầm ảnh hướng lớn như:

  • Lãnh đạo cấp cao của phe Cộng hòa tại Hạ viện, Dân biểu Steve Scalise (bang Louisiana).
  • Thành viên cao cấp của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, Dân biểu Jim Jordan (bang Ohio).
  • Chủ tịch Freedom Caucus Hạ viện, Dân biểu Andy Biggs (bang Arizona). 
  • Dân biểu Jim Banks (bang Indiana). 

Tuy nhiên, cũng có một số Dân biểu Cộng hòa nổi bật khác đã chưa ký tên vào bản “Thân hữu tòa án”, trong đó có Lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (bang California) và nữ Dân biểu Liz Cheney (bang Wyoming) vốn là chính trị gia hay chỉ trích Tổng thống Trump.

Theo Newsmax, ông McCarthy trong cuộc họp báo của ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa Hạ viện hôm 10/12, đã hai lần từ chối nói ông sẽ ký vào văn bản ủng hộ đơn kiện của Texas. Ông chỉ nói với báo giới rằng: “Tổng thống có quyền về việc mọi thách thức pháp lý phải được lắng nghe. Ông ấy có quyền đưa các vụ kiện lên Tối cao Pháp viện.”

Bản “Thân hữu tòa án” của 106 Dân biểu Cộng hòa gửi Tối cao Pháp viện đến sau khi ít nhất 18 bang có tổng chưởng lý là thành viên Đảng Cộng hòa cũng đã gửi một văn bản pháp lý tương tự bày tỏ ủng hộ đơn kiện của bang Texas. Trong khi đó, Đặc khu Columbia (D.C) nơi đặt thủ đô Washington D.C đã nộp một bản tóm tắt pháp lý thay mặt cho 22 bang (có tổng chưởng lý là thành viên Đảng Dân chủ) phản đối đơn kiện của bang Texas.  

Bang Ohio cũng gửi một văn bản lên Tối cao Pháp viện bày tỏ rằng họ “không ủng hộ bên nào”, nhưng lập luận rằng tòa án nên giải quyết vấn đề cơ bản do bang Texas đưa ra. 

Tổng thống Trump cùng 6 bang – Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Nam Carolina, và Utah – đã gửi văn bản yêu cầu Tối cao Pháp viện cho phép họ được tham gia vụ kiện bầu cử của bang Texas với tư cách là nguyên đơn. 

Như Ngọc

Xem thêm: