Ngày 14/5, tờ India Today đăng một bài viết độc quyền có tiêu đề “Sau khi tăng giá, giờ Trung Quốc tiếp tục chuyển máy tạo oxy không đạt tiêu chuẩn đến Ấn Độ”. Bài viết nói, trong khi nhu cầu tăng mạnh, công ty Trung Quốc không những chỉ tăng giá mà còn chuyển đến Ấn Độ các thiết bị quan trọng không đạt tiêu chuẩn. Trong vấn đề liên quan đến sống chết, công ty Trung Quốc đã hy sinh tính mạng của người Ấn Độ để mưu lợi, thừa nước đục thả câu. 

shutterstock 1758632429
COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ (Nguồn: Shutterstock)

India Today cho biết sau khi kiểm tra các chứng cứ như tài liệu và hình ảnh liên quan, đã chứng minh công ty Trung Quốc không chỉ nâng giá cao, mà còn sửa đổi sách hướng dẫn và thành phần linh phụ kiện của máy tạo oxy vận chuyển đến Ấn Độ. Điều này gây tổn hại đến chất lượng và chu kỳ sử dụng của máy móc, có thể dẫn đến thảm họa y tế tại Ấn Độ. 

Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn cố gắng miêu tả việc xuất khẩu máy móc này thành một loại “chủ nghĩa nhân đạo”, nhưng giá cả của đại đa số sản phẩm trong vài tuần qua không giảm mà ngược lại còn tăng. Trong đó, một công ty sản xuất máy tạo oxy là Yuwell gửi hóa đơn cho thấy: ngày 30/4, mỗi một máy có giá là 340 đô la Mỹ, đến ngày 12/5, giá mỗi một máy tăng lên 460 đô la Mỹ. 

Diễn đàn Đối tác quan hệ chiến lược Mỹ – Ấn (USISPF) cam kết sẽ cung cấp 100.000 máy tạo oxy cho Ấn Độ, và phần lớn thiết bị đều là mua từ Trung Quốc. Tất cả những giao dịch mua này được tiến hành bởi công ty quyên tặng cho Ấn Độ, hơn nữa cũng không có bất cứ nhượng bộ nào về giá mua. 

Chủ tịch Mukesh Aghi của Diễn đàn Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ – Ấn cho biết: “Khủng hoảng y tế hiện tại đã bộc lộ tính mỏng manh của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời cũng nói rõ vì sao các nước không thể dựa vào một quốc gia để mua sắm thiết bị cứu sinh y tế. Nhu cầu máy tạo oxy đột nhiên tăng mạnh đã đẩy giá tăng cao, cộng thêm thiếu hụt linh phụ kiện quan trọng, dẫn đến người dùng đầu cuối nhận được sản phẩm có chất lượng giảm sút.”

Theo công ty Ấn Độ mua sản phẩm của Trung Quốc tiết lộ, họ phát hiện những linh phụ kiện sử dụng là những sản phẩm thay thế giá rẻ hơn ban đầu, do đó đã từ chối rất nhiều lô hàng. Một khách hàng Ấn Độ giải thích: Điều này có khả năng nguy hại nghiêm trọng đến an toàn của những người đã đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Ông bổ sung thêm, “Do tình hình nguy cấp, nên không tiến hành kiểm tra chất lượng đối với những sản phẩm này. Nhưng những sản phẩm mà chúng tôi mua hiện nay có giá đắt hơn nhiều, trong khi chất lượng chưa bằng một nửa ban đầu. Tuổi thọ sử dụng cũng chỉ có vài trăm giờ, chưa không phải là vài ngàn giờ như ban đầu.”

Hậu quả của “đàn áp sự thật” là cả thế giới ‘thất thủ’

Theo India Today đưa tin, trong một bệnh viện địa phương ở bang Punjab của Ấn Độ, đa số những máy thở cứu mạng mà chính quyền địa phương đã phân bổ ngân sách để mua đều có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng, buộc phải để không trong bệnh viện. Một bác sĩ tại Bệnh viện Guru Gobind Singh tại bang Punjab cho biết, máy thở trong bệnh viện đều bị hỏng sau khi sử dụng 1 – 2 tiếng đồng hồ. Bác sĩ gây mê cho biết, những máy thở này “không đáng tin”, máy móc trong quá trình sử dụng sẽ đột nhiên ngừng hoạt động. 

Theo bản tin, trong số 80 máy thở cung cấp cho bệnh viện này, có đến 71 máy được phát hiện có vấn đề. Những máy thở này do PM-CARES Fund cung cấp. 

Năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã cung cấp cho bang này 250 máy thở, tổng giá trị lên đến hơn 2,5 tỷ rupee. Trong đó, một số máy móc được để trong kho của cơ quan y tế quốc gia; một số máy móc xảy ra vấn đề trong quá trình đưa vào sử dụng. Sau khi lắp đặt vài giờ thì xảy ra hỏng hóc, số lượng tương đối nhiều máy thở mà PM-CARES Fund năm ngoái cung cấp cho bang Punjab đã không còn tiếp tục sử dụng được nữa. 

Tiến sĩ  Raj Bahadur, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Y tế Baba Farid (Baba Farid University of Health Science) tại Faridkot cho biết, “Chất lượng của những máy thở này rõ ràng rất kém, hơn nữa thường xuyên bị nhiễu. Nếu những thiết bị này không được qua duy tu, chúng tôi sẽ không để bệnh nhân sử dụng loại máy thở này.”

Trong số 39 máy tại Bệnh viện Faridkot thì có 7 máy không thể sử dụng được. Do không có đủ số lượng máy thở, bệnh viện tiếp nhận điều trị hơn 300 bệnh nhân COVID-19 nên đã khiến cho chính quyền địa phương rơi vào khó khăn. Ngoài vấn đề chất lượng máy thở, địa phương cũng thiếu bác sĩ thao tác máy thở. Ông Balbir Singh Sidhu, người đứng đầu cơ quan y tế bang Punjab nói rằng trong số những máy thở hiện có chỉ có 25% máy là đang sử dụng. 

Do các nhân tố như Ấn Độ nới lỏng phòng chống dịch trong nước, COVID-19 biến chủng cùng với hoạt động tôn giáo, nên cuối tháng Tư tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ nhanh chóng xấu đi, đến nay đã gây sốc cho thế giới. Ấn Độ thiếu vật tư y tế chống dịch như máy tạo oxy, v.v, nên nhiều quốc gia đã tiến hành viện trợ cho Ấn Độ. 

Lý Tuyên, Vision Times

Xem thêm:

RADIO: Mặc khải về những bài học từ các đại dịch trong lịch sử nhân loại