Khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak cải tổ nội các, ông bất ngờ bổ nhiệm cựu Thủ tướng David Cameron làm tân Ngoại trưởng Anh hôm thứ Hai (ngày 13/11). Cuộc cải tổ lớn này còn bao gồm: Bộ trưởng Ngoại giao ban đầu James Cleverly được đổi thành Bộ trưởng Nội vụ, và Bộ trưởng Nội vụ ban đầu Suella Braverman bị cách chức.

David Cameron
Cựu Thủ tướng Anh David Cameron hồi tháng 5/2010. (Ảnh: Flickr của VP thủ tướng Anh)

Rất hiếm khi một cựu thủ tướng Anh và là một người không phải nghị sĩ nhưng giữ một vị trí cấp cao trong chính phủ, việc bổ nhiệm ông Cameron làm ngoại trưởng được coi là một động thái hết sức bất thường. Văn phòng của ông Sunak hôm thứ Hai cho biết, Vua Charles đã chấp thuận trao cho ông Cameron một ghế trong Hạ viện Anh, cho phép ông trở lại chính phủ với tư cách bộ trưởng mà không cần phải là thành viên được bầu của Quốc hội.

Ông Cameron, 57 tuổi, giữ chức thủ tướng từ năm 2010 đến 2016 và chủ trì cuộc trưng cầu dân ý về Brexit gây tranh cãi ở Anh, dẫn đến việc ông phải từ chức.

Trong 7 năm qua, ông viết hồi ký và dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh (bao gồm cả sự sụp đổ sau đó của Greensill Capital), ông đã bất ngờ trở lại vị trí hàng đầu trong chính trường Anh.

Theo Guardian đưa tin, ông Cameron đã giữ thái độ tương đối kín đáo kể từ khi ông không còn là thủ tướng, mặc dù ông bị cáo buộc vận động các bộ trưởng trong chính phủ cung cấp tài chính cho công ty dịch vụ tài chính Greensill Capital hiện đã phá sản hai năm trước.

Hồi tháng 7, Guardian đưa tin, Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh phát hiện ông Cameron được bổ nhiệm làm phó chủ tịch phụ trách Quỹ đầu tư song phương Trung – Anh trị giá 1 tỷ USD, và ông Danny Alexander được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Quỹ Châu Á của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở vật chất, một phần do Chính phủ Trung Quốc thiết kế.

Ông Cameron viết trên mạng xã hội X rằng: “Mặc dù tôi đã rời xa chính trường trong 7 năm qua, nhưng tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của tôi – 11 năm lãnh đạo Đảng Bảo thủ và 6 năm làm thủ tướng – sẽ giúp ích cho thủ tướng (đương nhiệm).” Ông cũng đánh giá ông Sunak là một nhà lãnh đạo “mạnh mẽ và có năng lực”.

Bà Suella Braverman, nguyên Bộ trưởng Nội vụ đã bị công kích vì nhiều bình luận chống lại cánh tả, khi áp lực buộc ông Sunak phải sa thải bà ngày càng lớn.

Ví dụ, khi hàng trăm ngàn người tuần hành ủng hộ Palestine ở Anh, bà Braverman cáo buộc họ là “các cuộc tuần hành căm thù”“côn đồ” đe dọa cộng đồng Do Thái, đồng thời cáo buộc cảnh sát áp dụng “tiêu chuẩn kép”. Bà nói cảnh sát đã phản ứng nhân nhượng hơn đối với những nhà hoạt động biểu tình ủng hộ Palestine và những người ủng hộ Black Lives Matter so với những người biểu tình cánh hữu hoặc những kẻ côn đồ bóng đá.

Theo BBC đưa tin, là thành viên một viện nghiên cứu thiên hữu và thuộc nhóm cánh hữu của Đảng Bảo thủ, bà Braverman còn nói các nhóm cực hữu Anh tổ chức “phản biểu tình” bị cảnh sát xử lý mạnh mẽ là đúng, trong khi “bọn người ủng hộ Palestine (pro-Palestinian mobs)” lại gần như bị bỏ qua.

Về vấn đề nhập cư, bà Braverman đã đặt câu hỏi rõ ràng về Công ước Tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc vì bà cho rằng luật đã chuyển từ giúp đỡ những người chạy trốn sự đàn áp sang giúp đỡ những người sợ thành kiến, và nói rằng những người thuộc nhóm thiểu số giới tính (LGBTQ+) không thể coi là điều kiện để tị nạn.

Trí Đạt (t/h)