Quan chức kinh tế hàng đầu của quốc gia trung Âu cho biết, Slovakia không thể ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga và sẵn sàng trả bằng đồng rúp theo yêu cầu của Moscow.

Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh bắt buộc các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Slovakia, quốc gia nhập khẩu khoảng 87% khí đốt tự nhiên và 2/3 lượng dầu từ Nga, nằm trong danh sách trong số 48 quốc gia mà Điện Kremlin coi là “không thân thiện”.

Embed from Getty Images

Ông Richard Sulik, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia cho hay, đất nước của ông sẵn sàng tuân thủ yêu cầu.

“Nguồn cung cấp khí đốt [từ Nga] không được dừng lại. Đây là lý do tại sao tôi nói, mặc dù điều này nghe có vẻ quá thực dụng đối với một số người, nhưng nếu có điều kiện thanh toán [cho khí đốt của Nga] bằng đồng rúp, thì hãy trả bằng đồng rúp,” ông Sulik nêu rõ, theo hãng thông tấn Slovakia TASR.

Ông Sulik nói thêm, việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt là vì lợi ích của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhưng sẽ mất vài năm để đạt được mục tiêu đó.

Slovensky Plynarensky Priemysel, nhà cung cấp năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Slokavia, đã thanh toán hóa đơn khí đốt gần đây nhất của Nga vào cuối tháng 3 và hóa đơn tiếp theo là ngày 20/5. Ông Sulik lưu ý, điều này có nghĩa là đất nước của ông có khoảng sáu tuần để phối hợp với các thành viên khác của Liên minh Châu Âu (EU) trong việc giải quyết vấn đề xung quanh các điều khoản thanh toán khí đốt.

Ông Sulik và các chính trị gia châu Âu từng lên tiếng kêu gọi tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khí đốt mới. Nhưng ông thừa nhận quá trình này sẽ mất nhiều năm, trong khi Slovakia cần giải quyết vấn đề mua khí đốt và nhiên liệu của Nga trong hai tháng tới.

“Tôi ủng hộ việc phối hợp trong EU để tìm ra giải pháp chung cho vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi không thể bị cắt khí đốt,” ông nhấn mạnh.

Theo sắc lệnh “thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt” của ông Putin, những người mua khí đốt của Nga ở châu Âu phải mở tài khoản bằng đồng rúp với một ngân hàng Nga được chỉ định và thực hiện thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ, sau đó ngân hàng sẽ chuyển đổi thành rúp và thanh toán các giao dịch bằng phù hợp với các quy định mới.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS trích lời ông Putin: “Nếu các khoản thanh toán bằng [rúp] như vậy không được thực hiện, chúng tôi sẽ coi đây là việc người mua không thực hiện cam kết với tất cả các tác động sau đó.”

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Mỹ cùng các đồng minh tuyên bố trừng phạt tài chính sâu rộng đối với Moscow, đồng rúp của Nga đã lao dốc và giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại so với đồng đô la. Đồng tiền này được cho là đã phục hồi sau sắc lệnh thanh toán khí đốt của Putin. Ngày 31/3, đồng tiền này đã được giao dịch ở mức khoảng 85 đô la Mỹ, gần như ở mức ngay trước khi ông Putin phát động cái mà ông gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Minh Ngọc (T/h)