Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, bà Gina Raimondo đã đến Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 8, bắt đầu ba ngày đàm phán với các quan chức cấp cao của Trung Quốc vốn đang vật lộn với nền kinh tế suy thoái.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Lý Phong, tổng giám đốc Bộ Thương mại Trung Quốc và Đại sứ Hoa Kỳ Nick Burns đã chào đón bà Raimondo tại Cảng hàng không Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh.

Bà Raimondo là quan chức nội các thứ tư của Tổng thống Biden đến thăm Bắc Kinh trong vòng ba tháng qua sau Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và đặc phái viên về khí hậu John Kerry.

Các nhà quan sát bên ngoài kỳ vọng chế độ cộng sản sẽ thân thiện hơn với bà Raimondo so với những vị khách Mỹ trước đây, đặc biệt là ông Blinken, khi ông nhận sự chào đón thầm lặng ở Bắc Kinh và yêu cầu lớn nhất của ông – nối lại đường dây nóng quân sự – đã bị từ chối.

Ông Tô Tử Vân, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia do chính phủ Đài Loan tài trợ, nói với The Epoch Times, vào ngày 26 tháng 8, trong khi bộ trưởng thương mại trên đường đến Bắc Kinh rằng Trung Quốc đang gửi những thông điệp nồng nhiệt dành cho bà Raimondo vì chế độ này vật lộn với nền kinh tế suy thoái. 

Ông nói: “Thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục sụt giảm, quả bom hẹn giờ bất động sản có thể nổ bất cứ lúc nào, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức cao kỷ lục và các nhà đầu tư nước ngoài đang rời bỏ Trung Quốc. Tình hình kinh tế trong nước rất bất lợi”.

Nhưng nền kinh tế ốm yếu này là “do chính ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] tạo ra”, ông Tô lưu ý.

Dưới thời lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, Trung Quốc đã sửa đổi luật chống gián điệp, mở rộng định nghĩa “gián điệp” đối với “tất cả tài liệu, dữ liệu, vật liệu hoặc đồ vật liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia”. 

Đạo luật có từ ngữ mơ hồ này vốn không nêu rõ những gì thuộc phạm vi an ninh quốc gia, từ đó mang đến nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp toàn cầu sau nhiều cuộc đột kích và bắt giữ khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Chính quyền đã phạt Mintz, một công ty thẩm định của Hoa Kỳ, với mức phạt 1,5 triệu USD trong một cuộc trấn áp an ninh sau khi cảnh sát đột kích văn phòng Bắc Kinh của công ty này và bắt giữ 5 nhân viên địa phương vào tháng Ba.

Nỗ lực phản gián mới nhất của chính quyền Trung Quốc, trong đó tạo ra một môi trường xã hội thù địch hơn bằng cách khuyến khích công dân ở Trung Quốc do thám lẫn nhau, và kết hợp cùng với đội ngũ lãnh đạo kinh tế hàng đầu do ông Tập lựa chọn dựa trên lòng trung thành chính trị thay vì kinh nghiệm, hiện đang có “tác động chết người đến Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc”, ông Tô nói.

Đối mặt với nền kinh tế ốm yếu này, “Trung Quốc hiện muốn Hoa Kỳ, cũng như Liên minh châu Âu, chung tay giúp đỡ”, ông Tô nói.

Thái độ hoài nghi

Trước chuyến đi Bắc Kinh, bộ thương mại mà bà Raimondo lãnh đạo đã loại 27 thực thể Trung Quốc khỏi “danh sách chưa được xác minh”, vốn là danh sách hạn chế các công ty nhận hàng xuất khẩu công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ.

Động thái đó được chính quyền Trung Quốc hoan nghênh.

Điều đó cho thấy hai bên có thể giải quyết những mối quan ngại cụ thể thông qua liên lạc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo thường nhật vào ngày 22/8.

Tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, người chịu trách nhiệm giám sát nền kinh tế, cũng bày tỏ thiện chí hợp tác với Washington trong một cuộc họp với phái đoàn của hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung đang có chuyến thăm Bắc Kinh. 

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là các nước lớn, cùng duy trì các quy tắc thương mại quốc tế và đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu”, Ông Lý cho biết tại cuộc họp ngày 21/8, theo bản tóm tắt từ Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước ĐCSTQ. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn nghi ngờ liệu chính quyền Trung Quốc có hiện thực hóa thiện chí đó bằng bất kỳ thay đổi chính sách nào hay không.

Tôi không nghĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đưa ra phản hồi thiết thực trước yêu cầu của Hoa Kỳ”, Song Quốc Thành, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Loan, nói với The Epoch Times.

Ông nói, sự hoài nghi đó xuất phát từ việc chính quyền Trung Quốc không thực hiện đúng lời hứa mở rộng mua hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký vào tháng 1 năm 2020, khiến không thể đặt ra lịch trình thời gian để ký thỏa thuận giai đoạn hai. 

Ông Thành nói: “ĐCSTQ đã không phản hồi dưới bất kỳ hình thức thiện chí nào. Đó là lý do tại sao cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa kết thúc”. 

Mặc dù Bộ Thương mại tuyên bố rằng bà Raimondo mong chờ “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” với các quan chức cấp cao của Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại song phương, những thách thức mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ phải đối mặt và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, nhưng các nhà phân tích lại thấy rất ít hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy Căng thẳng Mỹ – Trung.

Ông Thành tiếp tục : “Tôi cảm thấy tiêu cực và bi quan về ĐCSTQ, không thấy bất kỳ hành động cụ thể nào mà ĐCSTQ muốn thực hiện để giảm bớt căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung”. 

Hoa Kỳ nuôi dưỡng ĐCSTQ

Trong khi đó, các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Hoa Kỳ cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc không có ý định thay đổi các chính sách như ép buộc chuyển giao công nghệ và trợ cấp nhà nước. Chính vì Trung Quốc thực hiện các chính sách như vậy nên đã dẫn đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện tại của Hoa Kỳ.

Trước khi bà Raimondo tới Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban Trung Quốc của Hạ viện, ông Mike Gallagher (Đảng Cộng hòa, Wisconsin), cùng với một nhóm đồng nghiệp thuộc Đảng Cộng hòa, đã thúc giục bà thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với ĐCSTQ.

Ông Gallagher nói với The Epoch Times: “Thực tế là Đảng Cộng sản Trung Quốc không nên có bất kỳ tiếng nói nào trong các quyết định của chúng tôi về kiểm soát xuất khẩu. Chúng tôi có những lo ngại an ninh quốc gia chính đáng về việc công nghệ của Mỹ sẽ đến Trung Quốc để thúc đẩy nạn diệt chủng đang diễn ra ở Tân Cương và giúp hoàn thiện một “nhà nước giám sát toàn trị kiểu Orwellian”.

Bà Nazak Nikakhtar, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cho biết ĐCSTQ đã ban hành một loạt luật và lệnh chẳng hạn như luật an ninh quốc gia và luật trừng phạt chống nước ngoài để buộc các công ty phải tuân thủ yêu cầu của chế độ Trung Quốc về việc giao nộp các công nghệ nhạy cảm.

Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường. Nền kinh tế của nước này không dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thị trường”, bà Nikakhtar nói vào ngày 22 tháng 8 tại hội thảo trực tuyến được tổ chức bởi “Ủy ban về mối nguy hiểm hiện tại: Trung Quốc”. 

ĐCSTQ cũng quyết định cách thức vận hành của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở đó. Mọi doanh nghiệp quan trọng ở Trung Quốc đều có thành viên ĐCSTQ tham gia. Họ quyết định cách thức hoạt động của công ty. Vì vậy, khi chúng ta nói về kiểm soát xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, tôi muốn nói rõ rằng Trung Quốc không quan tâm đến việc tuân theo các quy tắc hoặc lệnh cấm của chúng ta”, bà Nikakhtar cho biết. 

Hàng thập kỷ gắn bó với ĐCSTQ đã cho phép vốn và công nghệ của Hoa Kỳ củng cố chế độ cộng sản.

Bà Nikakhtar dẫn theo báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết, Trung Quốc nhờ vào hành vi trộm cắp và chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ nên hiện dẫn đầu thế giới về 37 trên 44 công nghệ, trong đó có các lĩnh vực quan trọng như công nghệ khám phá không gian vũ trụ, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ lượng tử.  

Điều này rất nguy hiểm”, Nikakhtar bà khẳng định.

Bà Nikakhtar cũng lưu ý rằng công nghệ tiên tiến và tiền bạc không giúp được gì nhiều cho người dân Trung Quốc. Thay vào đó, chúng tạo điều kiện cho ĐCSTQ tăng cường đàn áp người dân và phát triển quân đội. 

GDP của Trung Quốc cao thứ hai trên thế giới; [nhưng] tổng thu nhập quốc dân của một người lao động trung bình thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là gì?” bà Nikakhtar nói. 

Điều đó có nghĩa là mọi thứ chúng ta mua từ Trung Quốc, mỗi khi chúng tôi cho phép Trung Quốc phát triển và xây dựng lớn hơn, dòng vốn của chúng tôi sẽ không đến tay người lao động, không đến các công ty mà [đang] đi thẳng vào túi của ĐCSTQ, một chế độ đang sử dụng đô la của chúng ta để tài trợ cho tội ác diệt chủng và tài trợ cho [quân đội họ]”.

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon cho biết chính Hoa Kỳ đã cho phép ĐCSTQ nắm quyền vào năm 1949 và duy trì quyền kiểm soát vào năm 1989 sau khi chế độ này điều xe tăng và quân đội đàn áp hàng nghìn sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Ông Bannon nói: “Bây giờ, cách duy nhất họ có thể tồn tại là nhờ vào giới thượng lưu Mỹ ở Phố Wall, [ngành] công nghệ, trong tầng lớp chính trị của chúng ta, để bảo lãnh Trung Cộng lần thứ ba”.

Nếu chúng ta giữ vững lập trường bây giờ, họ sẽ sụp đổ bởi vì người dân Trung Quốc sẽ hạ bệ họ và chúng ta sẽ thực sự có một Trung Quốc tự do”, ông Bannon khẳng định.