Mới đây, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo về việc tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong 40 năm qua có tên “Cuộc tập trận toàn cầu quy mô lớn năm 2021” (Large Scale Global Exercise 21), các nước tham gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Úc. Cuộc tập trận nhằm chứng minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga rằng quân đội Mỹ có thể cùng một lúc đủ khả năng đối phó với nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới.

p2984521a978915132
Hình ảnh tàu USS Carl Vinson của Mỹ (Nguồn: U.S. Naval / Wikimedia / CC BY-SA 2.0).

Mục tiêu quan trọng của cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu

Nhận định về “Cuộc tập trận toàn cầu quy mô lớn năm 2021” diễn ra trong tháng này, chuyên gia truyền thông kỳ cựu Khang Nhân Tuấn (Kang Renjun) của Đài Loan cho biết, cuộc tập trận của quân đội Mỹ kéo dài qua 17 khu vực múi giờ, trong nhiều năm qua đây là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên do hải quân và lực lượng đổ bộ tiến hành. Trong cuộc tập trận này, quân đội Mỹ đã cử 3 lực lượng viễn chinh hải quân và đất liền, 5 hạm đội, 6 bộ tư lệnh hải quân và hải lục, tổng cộng đến 36 tàu chiến, đặc biệt có tàu USS Carl Vinson vừa được trang bị trung đội F-35C.

Còn chuyên gia truyền thông kỳ cựu Hoàng Sang Hạ (Huang Chuangxia) chỉ ra rằng cuộc tập trận năm 1981 đã cho Liên Xô thấy Chiến tranh Lạnh có thể kết thúc trên biển, còn cuộc tập trận quân sự này áp dụng mô hình chiến tranh thế giới để cho ĐCSTQ biết ai là ông chủ của biển cả.

Nghị sĩ Vương Thế Kiên của Đài Loan cũng cho rằng ĐCSTQ đã tự chuốc vào rắc rối khi cải tạo 7 đảo và đá ngầm ở Biển Đông và sử dụng vũ lực quân sự cản trở các nước đi qua Biển Đông, vì vậy không chỉ có Mỹ mà nhiều nước như Anh, Pháp, Ấn Độ, Đức cũng gửi tàu chiến đến Biển Đông để thúc đẩy quyền tự do hàng hải. Từ góc nhìn của các nước dân chủ và tự do trên thế giới thì ĐCSTQ đã bại trận rồi, bây giờ nếu họ còn tiếp tục dám lấn tới thì Mỹ sẽ không ngần ngại dạy ĐCSTQ bài học bằng cuộc xung đột khu vực quy mô nhỏ.

Mỹ dùng chiến thuật bao vây

Chuyên gia Đài Loan Lý Chính Hạo (Lee Cheng-hao) thì phân tích động thái này không phải để thể hiện cơ bắp mà là chuẩn bị cho việc bao vây ĐCSTQ. Đối với Mỹ, trong khoảng hơn chục năm qua, đối thủ của họ là Taliban, Afghanistan và các nhà cầm quyền ở Trung Đông, những đối thù này hạn chế về tiềm lực. Còn với ĐCSTQ, Mỹ không thể dùng tư duy chiến đấu sa mạc như ở Trung Đông mà phải lựa chọn cuộc chiến bao vây.

Theo ông Lý Chính Hạo, trong chiến thuật của cuộc chiến bao vây ĐCSTQ thì quân Mỹ biến tất cả các đội quân thành thống nhất như lực lượng của Mỹ, nhất quán về thông số vũ khí, chiến thuật cà các giả định chiến lược. Do đó trong hai năm qua chúng tôi đã phát hiện, chẳng hạn Nhật Bản vừa tập trận xong, khi ra quyết định và huấn luyện thực địa đều có hiện diện của người Mỹ và cũng sử dụng vũ khí của Mỹ (tên lửa Patriot).

Trong cuộc tập trận giữa Mỹ và Úc vừa kết thúc, tàu tấn công đổ bộ USS Mỹ và tàu chiến Úc phối hợp hoạt động, máy bay ném bom B-52 của Mỹ và máy bay chiến đấu Úc cũng phối hợp hoạt động. Mỹ đang hỗ trợ kinh tế cho Úc vì cuộc chiến thương mại Trung-Úc, ngoài ra Mỹ còn tăng cường  hợp tác cùng về mặt quân sự.

Hay như Vương quốc Anh, tàu sân bay Elizabeth của Anh đã đi vào Biển Đông. Trong hoạt động này của Anh thì Mỹ đã cung cấp phối hợp máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến.

Ông Lý Chính Hạo nhấn mạnh rằng trên đây là tất cả những điều mà quân đội Mỹ đang phát tín hiệu về phối hợp với đồng minh triển khai cuộc chiến bao vây, để thực hiện cuộc chiến này Mỹ đã có rất nhiều điều chỉnh chiến thuật, đây là một tín hiệu rất nghiêm trọng đối với ĐCSTQ.

Lưu Thế Dân, Vision Times

Xem thêm: