Trung Quốc phê bình cách Nhật Bản xử lý nước thải hạt nhân nhà máy điện Fukushima Số 1. Nhưng điều Trung Quốc đang làm còn tệ hơn rất, rất nhiều.

GettyImages 1231501860
Cảnh bể chứa nước thải hạt nhân của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, chụp ngày 21/2/2021. (Nguồn ảnh: Philip Fong/AFP/Getty)

Nhật Bản đang lên kế hoạch xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của nhà máy Fukushima Số 1 ra Thái Bình Dương vào cuối tháng 8 này. Không có gì ngạc nhiên, kế hoạch này đã làm dấy lên những phản ứng tiêu cực từ các nước láng giếng của nước này, trong đó có Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Khi xả nước nhiễm hạt nhân ra Thái Bình Dương, phía Nhật Bản có thể đã vi phạm các nghĩa vụ trong luật pháp quốc tế“.

Quay trở lại thời điểm tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9.0 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi Nhật Bản, gây ra một trận sóng thần lớn tác động nặng nề tới nhà máy điện nguyên tử Fukushima Số 1 nằm ở Đông Bắc nước này. Trận sóng thần đã khiến ba lò phản ứng của nhà máy bị quá nhiệt và làm nước trong nhà máy bị nhiễm xạ. Kể từ đó, Nhật Bản đã sử dụng nước mới làm mát các lò phản ứng bị hư hại để có thêm thời gian lên kế hoạch xử lý. Họ đang trữ nước thải có nhiễm hạt nhân trong hơn 1000 bồn chứa có kích thước tương đương với khoảng 500 bể bơi chuẩn Olympics. Nhưng đó không phải là cách lâu dài, các bồn chứa nước qua xử lý đã đầy tới 97%. Đó là lý do Nhật muốn từ từ xả nước thải hạt nhân này ra biển trong vài thập kỷ tới sau khi đã lọc và xử lý kỹ càng.

Có thể hiểu được rất nhiều người không hài lòng với chuyện xả nước thải hạt nhân ra Thái Bình Dương. Nhiều người lo rằng làm thế có thể ảnh hưởng tới DNA của con người và sinh vật. Nhưng một đợt kiểm tra độc lập kéo dài 2 năm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, IAEA, cho biết kế hoạch xả nước đã qua xử lý của Nhật phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Báo cáo nói rằng cách xử lý này “sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể tới con người và môi trường.” Hàn Quốc cũng cử một nhóm chuyên gia tới và đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc đã biểu tình phản đối quyết định này của chính phủ nước họ.

Embed from Getty Images

Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối quyết định của Chính phủ Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của nhà máy Fukushima Số 1 ra Thái Bình Dương, ảnh chụp ngày 8/7/2023 tại Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)

Nhưng đây thực sự là một cơ hội cho Trung Quốc.

Trung Quốc xem vụ nước thải nhiễm hạt nhân của nhà máy Fukushima và các vụ biểu tình ở Hàn Quốc là một cơ hội tuyệt vời để loại bỏ một vị tổng thống cứng rắn với Trung Quốc và tạo ra chia rẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang kích động vụ này. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố rằng “Kế hoạch của Nhật Bản là một sự thông đồng phản bội lại lợi ích chung của nhân loại và hệ sinh thái biển.” Trung Quốc quả là quan tâm tới môi trường và an toàn của cộng đồng! Phải chăng họ là một hình mẫu đáng học tập về tuân thủ luật pháp quốc tế?

Nhưng sự thật không phải vậy! Vì điều mà Trung Quốc đang làm với chất thải hạt nhân của họ thực ra còn tệ hơn nhiều.

Trên thực tế, rất khó để loại bỏ tính phóng xạ của một số chất nhất định. Ví dụ, tritium, một dạng phóng xạ của hydro, đã và đang được xả ra đường nước thải của mọi nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới trong 60 năm qua. “Trong hầu hết các trường hợp, lượng tritium xả ra còn cao hơn những gì đang được lên kế hoạch với Fukushima.” Đặc biệt là nước thải hạt nhân do Trung Quốc xả ra. Theo tờ Yomiuri Shimbun, một trong những tờ báo lớn nhất Nhật Bản, các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc thường xuyên xả nước có chứa tritium tới mức cao gấp 6,5 lần so với nước thải mà Fukushima định xả ra.

Screenshot 2023 08 11 at 8.21.02 AM
Lượng nước thải dự kiến của Fukushima so với của 4 nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc xả ra hàng năm. (Đồ họa: China Uncensored)

Tất nhiên Trung Quốc phủ nhận cáo buộc của tờ báo Nhật. Trung Quốc cho biết: “Có khác biệt căn bản giữa nước nhiễm hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật với nước thải thường từ các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.” Như vậy là, Trung Quốc không thực sự phủ nhận cáo buộc của Nhật. Họ chỉ lập luận rằng nước thải của họ “khác” của Fukushima bằng cách nào đó.

Thực tế là, Trung Quốc có lịch sử xử lý chất thải hạt nhân kinh hoàng như những gì họ đã đổ ra ở Tây Tạng. Theo Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng: “Viện Thứ 9, cơ sở R&D vũ khí hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc ở Tây Tạng, đã cho phép đổ 100 tấn thủy ngân lỏng xuống Hoàng Hà.” “Các chất thải phóng xạ cũng được đổ trực tiếp xuống hồ Kokonor dưới dạng chất lỏng, rắn và khí.” Hoặc được “chôn lấp nông và không được lót.” Và tất nhiên, đã có những báo cáo về bệnh tật, dị tật thai nhi và tử vong do bị phơi nhiễm hạt nhân ở khu vực này.

Không như ở phương Tây, Trung Quốc còn sẵn sàng đánh bạc với sự an toàn của các nhà máy hạt nhân, như hồi một ống nhiên liệu hạt nhân bị hư hại tại nhà máy Điện Hạt nhân Đài Sơn năm 2021. Ở phần lớn các nước khác, họ chắc chắn sẽ đóng cửa nhà máy, nhưng Trung Quốc phủ nhận có nguy hiểm với nhà máy này. Càng không thể an tâm hơn khi biết nhà máy còn có nhiều vấn đề khác, như hệ thống điện bị lỗi, và cả một vụ nổ khí nhiễm phóng xạ. Dường như các nước cộng sản không có lịch sử vẻ vang cho lắm về an toàn hạt nhân!

Dự kiến ngày 18/8 tới đây, Thủ tướng Nhật Bản sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Washington DC để có quyết định cuối cùng về chuyện có xả nước thải ra biển hay không.

Hạ Chi