Tình hình ở Kazakhstan ngày càng xấu đi và nước này đã rơi vào tình trạng khẩn cấp. Có tin tức cho rằng các vấn đề năng lượng như khí đốt tự nhiên đã gây ra các cuộc biểu tình của người dân. Điều đáng chú ý là Kazakhstan có vai trò kinh tế nòng cốt trong kế hoạch “Vành đai và Con đường” do chính quyền Bắc Kinh triển khai.

Kazakhstan map
(Ảnh chụp bản đồ Google)

Theo các kênh truyền thông địa phương tại Kazakhstan đưa tin, ngày 5/1 theo giờ địa phương, Tổng thống Kemel Tokayev của Kazakhstan đã ký sắc lệnh tổng thống, Kazakhstan bước vào tình trạng khẩn cấp, và kết thúc vào nửa đêm ngày 19/1.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình, theo Reuters là do mâu thuẫn giữa người dân và chính phủ về vấn đề giá nhiên liệu. Người dân Kazakhstan chủ yếu sử dụng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) làm nhiên liệu chạy xe hơi thay vì xăng.

Tuy nhiên, Chính phủ Kazakhstan tuyên bố sẽ để thị trường tự điều tiết chi phí mua-bán LNG thay vì tiếp tục trợ giá. Ngay sau đó, giá LNG đã tăng gấp đôi từ 0,14 lên 0,28USD/lít, khiến dư luận bất bình. Sau đó, chính phủ đã nhanh chóng giảm giá, nhưng vẫn không thể dập tắt được sự tức giận của người dân.

Từ cuối năm 2021 đến nay, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng tới 800% và giá điện cũng tăng vọt. Theo số liệu của Hiệp hội Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Tự nhiên Châu Âu, lượng khí đốt tự nhiên tồn kho hiện tại của Châu Âu chỉ đạt 68% mức đầy tải, và tình hình không mấy khả quan.

Kazakhstan rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản rắn. Nước này có hơn 90 loại mỏ khoáng sản, hơn 1.200 loại nguyên liệu khoáng sản và hơn 500 mỏ kim loại đen, kim loại màu, quý hiếm đã được tìm kiếm.

Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng trữ lượng toàn cầu như Wolfram hơn 50%, quặng cromit 23%, chì 19%, kẽm 13%, đồng và sắt 10%, và nhiều loại được xếp vào hàng tốt nhất thế giới trong bảng lượng dự trữ. Đặc biệt là nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới, tính đến năm 2020, sản lượng uranium của Kazakhstan chiếm khoảng 41% sản lượng uranium của thế giới.

Dữ liệu mới nhất từ ​​công ty nghiên cứu và phân tích thị trường nhiên liệu hạt nhân UxC cho thấy do tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình ở Kazakhstan, giá uranium trên sàn giao dịch quốc tế đã tăng từ 42 USD / pound lên 45,25 USD / pound vào ngày 5/1, một mức tăng gần 8%.

Ngoài ra, Kazakhstan rất giàu trữ lượng dầu mỏ, với trữ lượng đã được chứng minh là đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 2 trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập –SNG. (SNG là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990.)

Theo số liệu do Ủy ban Dự trữ Kazakhstan công bố, Kazakhstan hiện có trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác 4 tỷ tấn, và Kazakhstan đã chứng minh trữ lượng khí đốt tự nhiên có thể khai thác là 3.800 tỷ m3.

Kazakhstan có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ như vậy, vì vậy vẫn còn phải xem xét liệu việc tăng giá có phải là nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình công khai hay không.

Nikita Mendkovich – chuyên gia về các vấn đề Á – Âu từ Mátxcơva (Nga) tin rằng lý do dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Kazakhstan không chỉ là mâu thuẫn về vấn đề nhiên liệu, mà còn bắt nguồn từ những người theo chủ nghĩa dân tộc. Nhiều người biểu tình cầm quốc kỳ Kazakhstan và hát vang quốc ca của nước này.

Theo ông Mendkovich, các nhóm đối lập thân phương Tây đang tích cực tận dụng các cuộc biểu tình để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình. Đây là lý do vì sao dù chính phủ đã đáp ứng yêu cầu về giá nhiên liệu của người biểu tình, nhưng tình trạng bất ổn vẫn chưa chấm dứt. Ngược lại, nhóm biểu tình tiếp tục bày tỏ sự tức giận và đưa ra các yêu cầu liên quan đến chính trị.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Kazakhstan có vai trò kinh tế nòng cốt trong kế hoạch “Vành đai và Con đường” do chính quyền Bắc Kinh thực hiện.

Xung đột này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Trung Quốc-Kazakhstan và sự phát triển của dự án ​​“Vành đai và Con đường”?

Ngày 6/1, theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, ông Tôn Siêu Quần, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Hồng Kông, chỉ ra rằng khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Trung Á, Trung Quốc thường lo lắng hơn về các dự án đầu tư “Vành đai và Con đường” tại đây, và liệu những cuộc biểu tình này có gây ra phong trào bài ngoại tại địa phương hay không.

“Năm 2019, còn có cuộc biểu tình xảy ra tại Kyrgyzstan (một nước nằm kín trong lục địa tại Trung Á, giáp biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc)… Trung Quc cũng có nhiu khon đầu tư vào tài nguyên Kazakhstan, như nhiu m du, khí đốt t nhiên, uranium dùng để sn xut đin ht nhân, trong đó có nhiu m được nhp khu t Kazakhstan. Trung Quc cũng s lo lng v vic liu các cuc biu tình có nh hưởng đến ngun cung ca chui tài nguyên Trung Á hay không, v.v. “

Cách đây vài năm, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã mua lại Kashagan, mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan, với giá 5 tỷ USD. Năm 2017, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác với KazMunaiGas, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kazakhstan. Kazakhstan hứa hẹn sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc hàng năm và tổng doanh thu của Kazakhstan từ việc này cao tới 1 tỷ USD.

Theo thống kê từ giới truyền thông Đại Lục, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Kazakhstan. Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư 21,4 tỷ USD vào Kazakhstan trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là khai khoáng, vận tải.

Ông Serikzhan Bilash, người đã quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Tân Cương trong một thời gian dài, nói rằng thành phố Almaty, Kazakhstan chỉ cách Tân Cương hơn 300 km, nơi đây đóng vai trò như một “ca sđể hiểu được tình hình ở Tân Cương. “Nếu Kazakhstan tiến tới dân chủ, có khả năng sẽ làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt dầu mỏ và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc.

Sau khi chính quyền Bắc Kinh đưa ra kế hoạch “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013, các kênh truyền thông của giới chức đã so sánh dự án phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ này với “Con đường tơ lụa” cổ đại.

Dự án “Mt vành đai, mt con đường” cung cấp khoản vay cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp, để xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn từ đường bộ đến cảng. Tuy nhiên, một số quốc gia có thu nhập thấp đang gặp khủng hoảng do không có khả năng trả nợ, nên kế hoạch “Vành đai và Con đường” bị ngoại giới gọi là “by n”.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: