Tình trạng biểu tình ở Kazakhstan đang diễn ra hết sức tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua. Những người biểu tình không hài lòng với việc giá nhiên liệu tăng vọt, họ đã chĩa mũi nhọn vào cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, đồng thời kéo đổ một bức tượng của ông. Cùng với đó, mối quan hệ thân thiết của ông Nazarbayev với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong gần 30 năm cầm quyền đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Ông thậm chí còn đi theo “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ và đề xuất “Con đường tươi sáng”, được ĐCSTQ ủng hộ mạnh mẽ.

Embed from Getty Images

Đám đông biểu tình tại Kazakhstan ngày 5/1/2022. (Ảnh: Getty Images).

Những người biểu tình đã kéo đổ bức tượng của ông Nazarbayev hôm thứ Tư (5/1), hét lên “Tên đầu sỏ, biến đi!”

Ông Nursultan Nazarbayev có quyền thế to lớn tại Kazakhstan?

Ông Nazarbayev là lãnh đạo của Đảng Cộng sản thời Liên Xô và có ảnh hưởng chính trị to lớn ở Kazakhstan. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông Nazarbayev trở thành tổng thống đầu tiên của Kazakhstan khi giành độc lập vào năm 1991. Đến năm 2019 ông từ chức, để lại chức vụ này cho người mà ông đã dày công lựa chọn – ông Kassym-Jomart Tokayev.

Kazakhstan có mỏ dầu, khí đốt và kim loại lớn và là nền kinh tế lớn nhất ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Đây là lãnh thổ lớn nhất trong số 5 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ, có diện tích gấp 5 lần nước Pháp và có dân số gần 19 triệu người. Dưới thời cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan đã thu hút hàng trăm tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phần lớn nền kinh tế được cho là do gia đình ông Nazarbayev kiểm soát.

Mặc dù Nazarbayev từ chức Tổng thống, nhưng ông vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh có quyền lực lớn mạnh của quốc gia này, hội đồng vẫn có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối nội và đối ngoại. Cho đến 5/1/2022, khi một số người biểu tình hô lớn khẩu hiệu phản đối ông Nazarbayev, tổng thống đương nhiệm Tokayev mới thay thế ông Nazarbayev làm chủ tịch Ủy ban An ninh.

Năm 2019, các cuộc biểu tình chống thể chế và biểu tình phản đối ĐCSTQ bành trướng diễn ra liên tiếp trong nhiều tháng ở Kazakhstan. Những người biểu tình đã hô vang “Tên đầu sỏ biến đi” để phản đối ông Nazarbayev, khi ông mới từ chức không lâu nhưng vẫn đang thao túng chính quyền hiện tại ở hậu trường. Ngoài ra, trong khi ĐCSTQ thông qua “Một vành đai, một con đường” để mở rộng ảnh hưởng kinh tế tại Kazakhstan, các nhà máy Trung Quốc và các dự án khác ở nước này cũng là mục tiêu của các cuộc biểu tình.

Kazakhstan là tâm điểm của cuộc chiến giằng co địa chính trị giữa Nga, Trung Quốc và phương Tây. Các tổ chức nhân quyền từ lâu đã chỉ trích chế độ chính trị chuyên chế của Chính phủ Kazakhstan thiếu quyền tự do ngôn luận cũng như các cuộc bầu cử thiếu tính công khai và công bằng. Ông Nazarbayev tái đắc cử tổng thống năm 2015 với gần 98% phiếu bầu, đây là nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp của ông. Do đó ngoại giới đã đặt câu hỏi về tính công bằng của cuộc bầu cử.

Những người chỉ trích cáo buộc ông dung túng cho tham nhũng hủ bại, vi phạm nhân quyền trong khi cổ súy cho sự sùng bái cá nhân và tập trung quyền lực vào tay mình, đồng thời đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Ông Nazarbayev chào đón ĐCSTQ vào Kazakhstan khiến công chúng phẫn nộ

Ngay thời điểm đầu năm nay, ngày 3/1/2022, ông Tập Cận Bình đã trao đổi điện mừng với ông Nazarbayev và đương nhiệm Tổng thống Kazakhstan Tokayev nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Năm 2013, ĐCSTQ đã đưa ra sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng “Một vành đai, một con đường” và coi Kazakhstan là cầu nối quan trọng đối với kế hoạch khổng lồ này của mình. ĐCSTQ đề xuất Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa ở Kazakhstan và đã được chính phủ của ông Nazarbayev hoan nghênh nhiệt liệt.

Năm 2014, ông Nazarbayev thậm chí còn đề xuất “Con đường tươi sáng” của Kazakhstan, mô phỏng theo Sáng kiến ​​”Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ. Động thái này hoàn toàn được ĐCSTQ ủng hộ.

Năm 2016, ĐCSTQ đã chính thức công bố “Kế hoạch Kết nối hợp tác ’Xây dựng Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa’ và Chính sách kinh tế ‘Con đường tươi sáng’”. Thông cáo cho biết, cả Trung Quốc và Kazakhstan đều tin rằng sáng kiến ​​”Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” và Chính sách kinh tế mới “Con đường tươi sáng” có tính tương thích và bổ sung cao, hai bên sẵn sàng tăng cường gắn kết và hợp tác.

“Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ đã bị các nước phương Tây lên án, và Mỹ gọi đây là “ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ. Chính quyền Mỹ tiền nhiệm đã lên án sáng kiến “​​Vành đai và Con đường” thông qua việc cho các nước đối tác vay tiền từ Trung Quốc để chi trả cho các nhà thầu Trung Quốc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng mà các nước đối tác không thể thực hiện, khi các nước đối tác không có khả năng trả nợ, ĐCSTQ sẽ nắm bắt cơ hội để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên chiến lược của họ.

Sau nhiều năm sau ông Nazarbayev chấp nhận xây dựng “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ, nhiều vấn đề nổi cộm đã xuất hiện. Để giảm thâm hụt tài chính lớn của Kazakhstan và tăng thu ngân sách nhà nước, chính phủ của ông Nazarbayev đã sửa đổi luật đất đai vào mùa thu năm 2015, cho phép người nước ngoài thuê đất nông nghiệp của Kazakhstan trong thời hạn 25 năm thay vì 10 năm như thời điểm trước đó. Động thái này của chính phủ đã ngay lập tức khiến rất đông người dân xuống đường phản đối.

Năm 2016, các cuộc biểu tình quy mô lớn của quần chúng đã nổ ra ở nhiều nơi trên đất nước Kazakhstan. Các cuộc biểu tình chủ yếu để phản đối rằng cải cách ruộng đất có thể dẫn đến sự bành trướng nghiêm trọng hơn của ĐCSTQ ở Kazakhstan. Những người biểu tình lo ngại chính phủ kiểm soát đất đai, sau đó họ sẽ cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê lại.

Khi đó, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời nhà khoa học chính trị Kazakhstan Dosym Satpayev nói rằng, ở tầng diện chính phủ, Kazakhstan không coi Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự. Nhưng trong dân chúng, nỗi sợ hãi trước Trung Quốc và lo lắng về sự bành trướng và đe dọa của ĐCSTQ đã tồn tại từ lâu trong xã hội Kazakhstan.

Ông Dosym Satpayev nói: “Người dân chủ yếu xem mối đe dọa của Trung Quốc (ĐCSTQ) từ góc độ kinh tế. Người dân cho rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bành trướng kinh tế ở Kazakhstan, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí. Tâm lý sợ hãi này cũng thường được phe đối lập Kazakhstan sử dụng.”

Ông Dosym Satpayev nhận định, ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Trung Á vẫn đang không ngừng mở rộng, yếu tố Trung Quốc sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống chính trị và xã hội của Kazakhstan. Nhưng quan điểm tiêu cực của nhiều người về Trung Quốc (ĐCSTQ) rất khó thay đổi, và triển vọng không lạc quan.

Đài BBC cho biết trong một báo cáo, ĐCSTQ đã xây dựng một cảng cạn ở Kazakhstan; ngân hàng Trung Quốc cho Kazakhstan vay tiền; các công ty Trung Quốc đã mua cổ phần của các công ty Kazakhstan. Tuy nhiên, tất cả đều phải trả giá. ĐCSTQ muốn gì? Tài nguyên khoáng sản của Kazakhstan là một trong số đó. Quốc gia này có rất nhiều dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Bài viết dẫn lời của ông Dosym Satpayev, người đứng đầu “Nhóm đánh giá rủi ro”, nhìn nhận quan điểm của chính quyền Kazakhstan đầy những lời tốt đẹp: “Trung Quốc là láng giềng tốt và đối tác tốt của chúng ta, và Trung Quốc là tương lai của chúng ta.” “Nhưng … những người bình thường có quan điểm rất khác về Trung Quốc, bởi vì theo truyền thống, người Kazakhstan có không ít sự sợ hãi đối với Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Năm 2009, trong chuyến thăm của ông Nazarbayev tới Trung Quốc, ĐCSTQ đã đạt được một thỏa thuận với ông về việc cung cấp các khoản vay đổi lấy dầu trị giá 10 tỷ đô la Mỹ. Đổi lại, phía Trung Quốc mua lại gần một nửa cổ phần của công ty năng lượng lớn của Kazakhstan là Công ty Dầu khí Mangashtau.

Mặc dù Kazakhstan rất giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, nhưng người dân địa phương vẫn chưa được nếm trải vị ngọt của nguồn tài nguyên phong phú. Giá nhiên liệu tăng cao đã khiến một rất nhiều người dân xuống đường phản đối. Ngày 5/1/2022, ngoài việc buộc dây thừng quanh cổ và chân của bức tượng Nazarbayev và kéo đổ, người biểu tình còn đốt phá các tòa nhà công cộng ở thành phố Almaty. Tổng thống Tokayev đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong hai tuần tại thành phố lớn nhất của đất nước Almaty và ở bang Mangstau.

Ông Tokayev nhấn mạnh trong một đoạn video: “Kêu gọi tấn công chính phủ và các văn phòng quân sự là hoàn toàn bất hợp pháp”, “Chính phủ sẽ không sụp đổ, nhưng chúng tôi muốn có sự tin tưởng lẫn nhau và đối thoại, chứ không phải xung đột.”

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: