Thủ tướng lưu vong của người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp ở Trung Quốc cho hay ông lo ngại rằng chính quyền Biden sẽ nhẹ tay hơn chính quyền TT Trump trong việc chống lại ĐCS Trung Quốc trước những vi phạm nhân quyền.

Embed from Getty Images

“Chúng tôi lo ngại sâu sắc rằng họ có thể đảo ngược chính sách mà chính quyền TT Trump đã thực hiện và họ có thể áp dụng chính sách tương tự như chính quyền Obama – tức chính sách chỉ im lặng”, Salih Hudayar, Thủ tướng của chính phủ lưu vong Đông Turkistan nói với chương trình truyền hình “Just the News AM” vào thứ Hai.

Ông Hudayar khẳng định, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, nhóm của ứng cử viên Biden đã ra thông báo rằng họ công nhận việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là một tội ác diệt chủng. Theo báo cáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo.

“Tuy nhiên, từ khi bắt đầu quá trình bầu cử cho đến thời kỳ có thể phải chuyển giao này, họ hầu như im lặng”, ông Hudayar nói. “Trên thực tế, báo Newsweek đã liên hệ với họ, thậm chí chúng tôi cũng đã liên hệ với họ nhưng họ không liên hệ lại với chúng tôi.”

Chính phủ lưu vong Đông Turkistan (không được chính phủ Trung Quốc công nhận) tuyên bố đại diện cho hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ lưu vong và từ 35 đến 40 triệu người ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Chính phủ này được thành lập vào năm 2004, và ông Hudayar được bầu làm Thủ tướng thứ tư.

Ông Hudayar cho biết sự thận trọng của ứng viên Biden một phần có thể do con trai của ông, Hunter Biden, đã đầu tư vào một công ty Trung Quốc có liên quan đến việc giám sát hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ. Các hãng truyền thông như Wall Street Journal đã xác nhận rằng Hunter Biden đã đầu tư vào một công ty công nghệ khởi nghiệp của Trung Quốc có tên Megvii. Megvii và gã khổng lồ công nghệ Huawei được cho là đã thử nghiệm một hệ thống nhận dạng khuôn mặt, có thể được sử dụng để phát hiện người Duy Ngô Nhĩ.

“Chúng tôi đã đề cập đến mối quan ngại đó [về Hunter Biden] nhiều lần trước đây, nhưng lần này, chúng tôi chỉ muốn họ giữ lời hứa công nhận tội ác diệt chủng và lên tiếng, thúc giục Quốc hội thông qua Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức vốn đang bị mắc kẹt ở Thượng viện” ông Hudayar nói. “Và chúng tôi chưa nhận được phản hồi, Newsweek cũng chưa có câu trả lời.”

Ông Hudayar tiếp tục: “Người dân Mỹ cần biết rằng những gì đang xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ không khác gì một cuộc diệt chủng. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nhốt hàng triệu người trong các trại tập trung, nhà tù và sử dụng họ như lao động nô lệ; buộc họ [làm việc] cật lực trên các cánh đồng bông, trong các nhà máy để sản xuất ra những sản phẩm mà sau đó được gửi đến Hoa Kỳ để người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng.”

Ông Hudayar ca ngợi chính quyền TT Trump vì đã thấu hiểu hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ ngay sau khi nhậm chức. Trước đó “nhiều người chưa bao giờ nghe nói về người Duy Ngô Nhĩ“, ông nói. “Tổng thống Trump và chính quyền ông ấy đã và đang đưa vấn đề này ra khắp cả nước và cả trên trường quốc tế. Và vì sự thẳng thắn của Ngoại trưởng Pompeo, mọi người mới biết người Duy Ngô Nhĩ là như thế nào.”

Lê Vy (theo Just The News)

Xem thêm: