Hôm thứ 2 (21/6/), người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc đã kêu gọi phối hợp hành động để chống lại lại sự biến chất nhân quyền toàn cầu tồi tệ nhất bà từng chứng kiến, nhấn mạnh đến tình hình tại Trung Quốc, Nga và Ethiopia và các nước khác.

Embed from Getty Images

Bà Michelle Bachelet đã phát biểu tại lễ khai mạc phiên họp thứ 47 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc: “Để phục hồi từ những bước thoái lùi có ảnh hưởng rộng khắp và nghiêm trọng của nhân quyền trong đời sống của chúng ta, chúng ta cần một tầm nhìn thay đổi và cần phối hợp hành động.”

Phiên họp kéo dài tới 13/7 được tổ chức  trực tuyến do những hạn chế COVID đã bắt đầu với một báo cáo được mong chờ của bà Bachelet về phân biệt chủng tộc có hệ thống, và bản dự thảo nghị quyết tập trung vào một số tình huống liên quan đến nhân quyền, bao gồm Myanmar, Belarus và khu vực bắc Tigray của Ethiopia.

Án tử hình và bạo lực tình dục

Trong diễn văn khai mạc, bà Bachelet nói rằng bà rất lo lắng trước những báo cáo về “tình trạng bạo lực nghiêm trọng” ở Tigray bị chiến tranh tàn phá và khoảng 350.000 người bị nạn đói đe dọa.

Bà nói đến “các vụ hành quyết không xét xử, bắt bớ và giam cầm tuỳ tiện, bạo lực tình dục đối với trẻ em cũng như người trưởng thành,” và nói rằng bà có “những báo cáo đáng tin cậy” là binh lính Eritrean vẫn đang hoạt động trong khu vực.

Bà Bachelet cho biết, tại các khu vực khác ở Ethiopia, nơi đang diễn ra các cuộc bầu cử, cũng chứng kiến “những vụ xô xát sắc tộc gây chết người cùng bạo lực trong các cộng đồng và đối với những người phải ly hương.”

“Việc triển khai lực lượng quân sự không phải là một giải pháp lâu bền,” bà nói, kêu gọi đối thoại dân tộc.

Bà Bachelet cũng công khai chỉ trích tình hình ở miền bắc Mozambique, nơi gần đây đã hứng chịu nhiều thiệt hại bởi bạo lực thánh chiến và chết chóc. Mozambique cũng đang gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và “gần 800.000 người gồm 364.000 trẻ em” đã buộc phải rời khỏi nhà của họ.

 

Đàn áp nhân quyền tại Hồng Kông, Tân Cương

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng chỉ ra tác động đáng sợ của Luật an ninh Quốc gia được áp dụng ở Hồng Kông.

Đạo luật, có hiệu lực vào đêm 1/7/2020, được coi là mũi nhọn của cuộc đàn áp sâu rộng đối với những người chỉ trích Bắc Kinh tại thành phố bán tự trị tiếp sau những cuộc biểu tình đòi dân chủ khổng lồ năm 2019.

Đạo luật đã hình sự hoá nhiều bất đồng chính kiến, trao cho Trung Quốc quyền lực pháp lý đối với một số vụ án và cấp cho chính quyền Hồng Kông thêm một loạt quyền lực mới.

Bà Bachelet cho hay “107 người đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia và 57 người đã bị kết án chính thức.” 

Bà cũng chỉ ra “những báo cáo về các vụ các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” tại vùng Tân Cương của Trung Quốc, và nói rằng bà hy vọng Bắc Kinh sẽ cho phép bà trong năm nay được đến thăm nơi này, bao gồm “quyền tiếp cận có ý nghĩa”. 

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc hiện đang đối mặt với áp lực ngoại giao gia tăng, trong đó yêu cầu bà lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn về chính sách của Trung Quốc tại khu vực Tân Cương. Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh phạm tội diệt chủng và tội ác chống loài người đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Theo các nhóm nhân quyền, ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và  nhiều sắc dân thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam cầm trong các nhà tù tại khu vực. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc ép tù nhân lao động cưỡng bức, mặc dù Trung Quốc cực lực phủ nhận.

Hàng chục nước do Canada dẫn đầu đã đưa ra một tuyên bố chung tới Hội đồng Nhân quyền vào thứ Ba, bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tân Cương và yêu cầu Trung Quốc cho phép bà Bachelet và các nhà quan sát độc lập khác quyền tiếp cận không giới hạn.

Liu Yuying, một phát ngôn việc tại phái đoàn Trung Quốc ở Geneva đã đáp lại rằng đại diện cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc nên “ngừng đưa ra những nhận xét sai lầm chống Trung Quốc” và tự kiềm chế không “can thiệp vào chủ quyền và độc lập của Trung Quốc.”

Liu đã mời bà Bachelet đi thăm hữu nghị Tân Cương để thúc đẩy hợp tác, khuyên bà không nên “điều tra theo suy đoán có tội.”

Ngân Hà (theo CNA)

Xem thêm: