Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un có chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 19 – 20/6, đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ 3 của ông Kim Jong-un trong năm nay, dự đoán có thể là ông Kim Jong-un tiến hành báo cáo tình hình liên quan đến Hội đàm Trump – Kim với ông Tập Cận Bình. Có phân tích chỉ ra, Bắc Triều Tiên muốn “bơi” giữa Trung Quốc và Mỹ với mưu đồ thu được lợi ích từ 2 bên.

Kim Jong-un
Ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong-un ở thành phố Đại Liên hồi tháng 5 (Ảnh: Reuter)

Ngày 12/6, sau khi kết thúc Hội đàm Trump – Kim, Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã cùng ký cam kết, theo đó, hai bên tuyên bố sẽ cùng xây dựng quan hệ Mỹ – Triều theo mô hình mới, ông Kim Jong-un cũng cam kết, bán đảo Triều Tiên cũng sẽ thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn .

Giới quan sát đồn đoán, sau Hội đàm Trump – Kim, ông Kim Jong-un có khả năng sẽ đến Bắc Kinh để báo cáo tình hình cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, một tuần sau Hội đàm Trump – Kim, phía Trung Quốc mới công bố thông tin ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc.

Ngày 19/6, CCTV đưa tin, ông Kim Jong-un có chuyến thăm Bắc Kinh trong 2 ngày 19 và 20. Điều đáng chú ý là, đây là lần thứ 3 ông Kim Jong-un tới thăm Trung Quốc, đồng thời cũng có điều hiếm thấy, phía Trung Quốc đã công khai thời gian và hành trình chuyến thăm của ông Kim.

Trong hai lần thăm Trung Quốc trước của ông Kim, đều là chuyến thăm bí mật, đến khi ông Kim trở về Bắc Triều Tiên thì truyền thông mới bắt đầu loan tin. Lần này lại được đưa tin trước, phải chăng cho thấy sau Hội đàm Trump – Kim, Bắc Kinh sẽ giống như Mỹ, bắt đầu coi Bắc Triều Tiên như là một quốc gia bình thường. Ông Kim Jong-un cũng lấy thân phận nguyên thủ quốc gia bình thường để tiến hành các chuyến thăm nước ngoài?

Theo thông tin mới nhất của trang web theo dõi các chuyến bay, chiếc máy bay chở khách của Hãng hàng không Air Koryo có số hiệu JS-251 của Bắc Triều Tiên đã cất cánh từ Bình Nhưỡng vào sáng ngày 19/6, đến 9:30 thì hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Bắc Kinh. Có phân tích chỉ ra, ông Kim Jong-un đã ngồi chiếc máy bay này đến Bắc Kinh.

Truyền thông Hàn Quốc dẫn nguồn tin cho biết, sáng ngày 19/6, một chiếc máy bay không theo hành trình ban đầu, đã cất cánh từ Bình Nhưỡng và hạ cánh xuống Bắc Kinh. Cùng ngày, an ninh cả hai nơi cũng được thắt chặt.

Theo truyền thông Nhật Bản dẫn nguồn tin cho biết, lần này, ông Kim Jong-un gặp ông Tập Cận Bình, trong đó có một trọng điểm, chính là muốn tìm sự ủng hộ của Trung Quốc trong Hội đàm Trump – Kim, để biểu thị phi hạt nhân hóa với ông Trump, nhằm giảm chế tài của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Đồng thời để Trung Quốc tham dự vào vấn đề bán đảo Triều Tiên, tránh gạt Trung Quốc ra rìa.

Một sự thực không thể phủ nhận đó là, sau Hội đàm Trump – Kim, trên trường quốc tế, sức ảnh hưởng của Bắc Triều Tiên cũng đã tăng rõ rệt, ngoại giao xoay quanh Bắc Triều Tiên cũng trở thành phong trào.

Theo truyền thông Nga đưa tin hôm 14/6, Tổng thống Nga Putin đã mời ông Kim Jong-un đến thăm Nga. Thời gian có thể là vào tháng Chín, trong thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, hoặc là thông qua bàn bạc độc lập của bộ ngoại giao.

Người trong chính phủ Nhật Bản cũng tiết lộ, chính phủ Nhật Bản cũng mượn cơ hội ông Kim Jong-un tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông vào tháng Chính để tiến hành Hội đàm thượng đỉnh Nhật – Triều, và sẽ bắt triển khai hợp tác với Bắc Triều Tiên.

Nguồn tin từ người trong cuộc cho biết, trong Hội đàm Mỹ – Triều ngày 12/6 vừa qua, ông Trump nói với ông Kim Jong-un rằng, nếu nếu thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn, giải trừ trừng phạt kinh tế và hy vọng được viện trợ kinh tế chính thức, thì chỉ có bàn bạc với Nhật Bản.

Đồng thời ông Trump cũng chỉ ra, đối với Thủ tướng Shinzo Abe mà nói, không giải quyết vấn đề bắt giữ người Nhật Bản, thì sẽ không có việc đáp ứng viện trợ kinh tế.

Ngày 19, ông Kim Jong-un dùng hình thức công khai để thăm Trung Quốc, điều này dường như ám thị, Bắc Kinh sẽ không tiếp tục coi Bắc Triều Tiên như “người em nhỏ” mà đối đãi nữa.

Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng, ông Kim Jong-un “gặp thuận lợi” giữa Mỹ và Trung Quốc, với ý đồ thu được lợi ích từ hai bên. Một mặt, Bắc Triều Tiên lợi dụng sau hội đàm với Mỹ để xoa dịu quan hệ, nâng cao giá trị của mình với Trung Quốc, đổi lấy nhiều viện trợ hơn nữa. Một mặt khác, Bắc Triều Tiên cũng hy vọng Bắc Kinh đứng ra thay Bắc Triều Tiên, tăng thêm một con bài trong đàm phán với Mỹ.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, trong vấn đề Bắc Triều Tiên, sức ảnh hưởng của Bắc Kinh với Mỹ đã giảm rất nhiều. Trước đó, ông Trump cũng chỉ rõ Bắc Kinh đứng sau Bắc Triều Tiên để “giở trò”, gây ảnh hưởng đến quyết tâm từ bỏ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, do đó mà ông Kim Jong-un từng tuyên bố sẽ hủy hội đàm với Mỹ. Nhưng cuối cùng, Bắc Triều Tiên lại khẩn cấp cầu cứu Hàn Quốc thì với vãn hồi được hội đàm.

Ngoài ra, hiện tại ông Trump cũng không hề nương tay với Bắc Kinh bằng việc áp thuế trị giá 50 tỉ đô la Mỹ đối với sản phẩm của Trung Quốc. Theo Reuter đưa tin hôm 18/6, ông Trump còn có thể sẽ thu thêm 10% đối với sản phẩm Trung Quốc, trị giá lên tới 200 tỉ đô la Mỹ.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, ông Trump cho biết, nếu Trung Quốc từ chối thay đổi hành vi thương mại, và kiên quyết thu thuế đối với sản phẩm của Mỹ để trả đũa, sau khi Mỹ hoàn thành trình tự pháp luật liên quan, sẽ tiến hành thu thêm thuế quan với các sản phẩm của Trung Quốc.

Có phân tích chỉ ra, sau Hội đàm Trump – Kim, Bắc Kinh cũng đưa tin một cách mờ nhạt về hội đàm này, đồng thời cấm cư dân mạng có bình luận, rõ ràng là Bắc Kinh lo lắng sau này sẽ bị ra rìa trong vấn đề bán đảo Triều Tiên. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Kim Jong-un, Bắc Kinh cũng mượn cơ hội để cho bên ngoài thấy, quan hệ Trung – Triều vẫn thân mật như xưa, Trung Quốc sẽ không bị gạt ra khỏi vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Huệ Anh

Xem thêm: