Mỹ rút quân toàn diện khỏi Afghanistan, điều này có nghĩa là quyền lực toàn cầu sẽ điều chỉnh lại mới, chiến lược đối ngoại của Mỹ chuyển hướng sang đối kháng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga.

238587665 288913793177471 8973995312668300395 n
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc họp về tình hình tại Afghanistan (Ảnh: Nhà Trắng)

Sau khi Chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn sụp đổ vào ngày 15/8, Bắc Kinh đã nhanh chóng cười trên nỗi đau của đối thủ cạnh tranh Mỹ, mặc cho Washington cho biết một nguyên nhân quan trọng của việc rút quân là tập trung tài nguyên vào đối kháng với ĐCSTQ.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh chế giễu “huyền thoại Mỹ đã bị phá vỡ”. Tổng biên tập của Hãng truyền thông nhà nước Nga (RT), Margarita Simonyan, cũng đã tweet: “Ngụ ý của câu chuyện này là: Đừng giúp đỡ lá cờ lấp lánh ánh sao (ám chỉ Mỹ), họ sẽ chỉ vỗ về bạn và sau đó đá bạn.”

Hiện tại, chiến tranh 20 năm tại Afghanistan của Mỹ đã kết thúc, những kẻ cười trên nỗi đau của người khác ngày càng nhìn thấy rõ việc rút quân sẽ ảnh hưởng thế nào đến cân bằng sức mạnh toàn cầu. 

Về sức mạnh quân sự và nguồn lực kinh tế, Mỹ vẫn có vị trí thống trị trên thế giới. Rời xa Afghanistan có nghĩa là Washington có nhiều nguồn lực hơn để sử dụng cho cuộc cạnh tranh chiến lược với ĐCSTQ và Nga.

Kể từ bây giờ, việc quản lý Afghanistan ngày càng trở thành một vấn đề đối với Moscow và Bắc Kinh cùng các đồng minh trong khu vực của họ. Có phân tích chỉ ra rằng ĐCSTQ chưa sẵn sàng thay thế Mỹ ở Afghanistan.

Hôm 29/8, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị nói trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Blinken rằng Mỹ cần tiếp tục tham gia vào các vấn đề của Afghanistan, bao gồm cả việc giúp nước này duy trì ổn định và tấn công chủ nghĩa khủng bố và bạo lực. Moscow cũng kêu gọi Mỹ và các đồng minh không nên từ chối việc này. Đặc phái viên của của ông Putin tại Afghanistan, ông Zamir Kabulov nói rằng các nước phương Tây nên mở lại đại sứ quán của họ ở Kabul và đàm phán với Taliban để xây dựng lại nền kinh tế của nước này.

Các học giả Trung Quốc, những người cố vấn cho Chính phủ Mỹ, hy vọng rằng Mỹ sẽ tái tập trung các nguồn lực quân sự của mình để đối kháng với Bắc Kinh, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương.

Hồi tháng Tư, trong tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, ông  Biden nói rằng: “Thay vì khai chiến trở lại chiến tranh với Taliban, chúng ta phải tập trung vào những thách thức trước mắt. Chúng ta phải tăng cường năng lực cạnh tranh của Mỹ để đối phó với sự cạnh tranh kịch liệt từ ĐCSTQ.”

Hướng chính sách

Tờ Wall Street Journal cho biết, khác với thất bại quân sự trong Chiến tranh Việt Nam những năm 1970, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là một động thái chính sách có chủ ý, ngay cả khi nó gây ra những hậu quả không lường trước được.

Ông Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Carnegie Moscow cho biết: “Moscow hiểu rằng cỗ máy quân sự của Mỹ và tất cả các thành phần của ưu thế toàn cầu của họ sẽ không biến mất, suy nghĩ rằng họ sẽ không còn tham gia vào ‘cuộc chiến mãi mãi’ này là đúng đắn.” Ông nói thêm, “Mong muốn tập trung nguồn lực vào các khu vực ưu tiên, đặc biệt là Đông Á và Trung Quốc, đang gây ra sự bất an nào đó.”

Ông nói thêm rằng hy vọng chính của Moscow là hậu quả của việc rút quân khỏi Kabul sẽ dẫn đến sự gia tăng phân cực chính trị trong nội bộ Mỹ và dẫn đến căng thẳng mới giữa Mỹ và các đồng minh. Những áp lực này là có thật, nhưng ông Thomas Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh, ông cũng là một cựu chiến binh tại Afghanistan, cho rằng đây không hẳn là tin tốt cho Trung Quốc và Nga.

Các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á nói chung vui mừng khi thấy rằng Washington cuối cùng có thể thực hiện cam kết của chính quyền Obama là “xoay trục sang châu Á” như một cách để đối kháng với ĐCSTQ, và không cần phải phân tâm bởi Afghanistan và Trung Đông.

Ông S. Paul Choi, cựu sĩ quan quân đội Hàn Quốc, cố vấn cho quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và hiện là cố vấn an ninh ở Seoul, cho biết. “Các đồng minh châu Á muốn thấy nhiều nguồn nhân lực hơn, đào tạo nhân sự nhiều hơn và tập trung nhiều hơn vào khu vực chứ không phải chống khủng bố ở Trung Đông.”

Đầu tháng này, người phát ngôn Nhà Trắng Psaki cho biết, “Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: như đã nêu trong ‘Thỏa thuận Quan hệ Đài Loan’, chúng tôi ủng hộ Đài Loan. Chúng tôi hỗ trợ các đối tác trên khắp thế giới, họ đang chịu ảnh hưởng bởi tuyên truyền của Nga và Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa của mình bằng các hành động.”

Mặc dù sự hỗn loạn của việc rút quân khỏi Afghanistan tạm thời làm suy yếu uy tín của Mỹ trong các đồng minh, nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh này, từ Đài Loan đến Israel cho đến Ukraine, về cơ bản không thay đổi.

Ông Slawomir Debski, giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (Polish Institute of International Affairs), cho biết: “Không ai trong số các đồng minh chỉ trích chính quyết định rút quân của chính quyền Biden. Họ chỉ chỉ trích cách thực hiện việc rút quân.”

Chủ nghĩa khủng bố

Mỹ bắt đầu cuộc chiến ở Afghanistan vào năm 2001, và các nhóm khủng bố Hồi giáo như ISIS cũng đã thiết lập các cứ điểm trên khắp thế giới.

Trong các chuyến thăm gần đây tới Nga và Trung Quốc, các thủ lĩnh Taliban đã đảm bảo với nước chủ nhà rằng không cho phép các phần tử khủng bố quốc tế tiếp tục triển khai hoạt động từ Afghanistan.

Ông Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Ủy ban các vấn đề quốc tế của Nga cho biết: “Cho đến nay, những lời này chỉ là nói chuyện suông.”

Đối với ĐCSTQ, vấn đề then chốt ở Afghanistan từ lâu là sự tồn tại của các chiến binh Duy Ngô Nhĩ từ Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan (ETIM) và người kế nhiệm của Đảng Hồi giáo Turkistan. Liên Hiệp Quốc ước tính rằng khoảng 500 chiến binh Duy Ngô Nhĩ đang ở Afghanistan.

Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng Tám, Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan Haneef Atmar cho rằng việc triển khai các chiến binh Duy Ngô Nhĩ này là một trong những lý do cho cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban. Người phát ngôn của Taliban Suhail Shaheen và các quan chức cấp cao khác đã nhiều lần tuyên bố rằng Taliban sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Trên thực tế, Bắc Kinh không muốn can dự vào tình hình chính trị trong nước của Afghanistan hoặc chịu gánh nặng trợ cấp vô thời hạn cho đất nước phá sản này, và quân đội ĐCSTQ cũng thiếu kinh nghiệm ra ngoài biên giới quốc gia. Trong khi đó Moscow cũng đang hành sự một cách thận trọng.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: