Mới đây cảnh sát Myanmar, cảnh sát Thái Lan, Bộ Công an Lào và Bộ Công an Trung Quốc đã cùng  tổ chức cuộc họp chung tại Chiang Mai, Thái Lan để triển khai hợp tác trấn áp nạn lừa đảo, cờ bạc trong khu vực, dẫn đến nạn buôn người, bắt cóc và giam giữ người trái phép.

Myawaddy street
Myawaddy ở Myanmar hiện là trung tâm buôn người lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Hình ảnh con đường chính của Myawaddy hướng về phía đông. (Nguồn hình ảnh: Tristanb, Public domain, qua Wikimedia Commons)

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục “Jiu Pai Xinwen” đưa tin hôm 22/8 và chỉ ra, ngày nay Myawaddy ở Myanmar đã trở thành trung tâm buôn người lớn thứ hai ở Đông Nam Á, những ai bị lừa sẽ bị buôn sang Đông Âu và các nước Đông Nam Á, và điều chờ đợi họ có thể sẽ là bị buộc phải thực hiện các hành vi lừa đảo qua viễn thông, bóc lột tình dục, hoặc chuyển sang thị trường buôn bán nội tạng ngầm.

Theo thống kê của cảnh sát Thái Lan, mỗi năm có tới 70.000 người Hoa bị buôn bán sang Myawaddy ở Myanmar, con số này tương đương với trung bình gần 200 người bị buôn bán mỗi ngày. Đây mới chỉ là thông tin chính thức được Thái Lan đưa ra. Thái Lan là nguồn cung cấp đối tượng buôn người cho những kẻ buôn người và cũng là điểm trung chuyển của hoạt động buôn người ở nhiều nơi.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người Thái Lan Chuti Krairiksh, chỉ ra rằng nạn buôn người không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Chính phủ Thái Lan dù đã làm hết sức nhưng vẫn cần sự hợp tác, tham gia của tất cả các nước trong khu vực sông Mê Kông (Mekong) và tất cả các nước ngoài khu vực.

“Sau quyết định của tất cả các bên, chúng tôi đã chọn cùng nhau thành lập một trung tâm điều phối toàn diện cho các hành động đặc biệt ở Chiang Mai, Thái Lan và thiết lập một điểm hành động chung cho các khu vực có nạn gian lận cờ bạc tràn lan. Như thế có thể hợp tác chặt chẽ hơn, tấn công tội phạm chủ động hơn, cho đến các hành động chuyên nghiệp hơn để tấn công tội phạm lừa đảo qua mạng và viễn thông cũng như cờ bạc trực tuyến trong khu vực, đẩy lùi các tội phạm như buôn người, bắt cóc và giam giữ.”

Các bên bày tỏ sẽ dùng những hành động thiết thực để đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các nhóm tội phạm lừa đảo cờ bạc vẫn chưa dừng lại. Đồng thời cho thế giới bên ngoài thấy sự đoàn kết, hợp tác của cảnh sát Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc, và cả quyết tâm kiên định trong việc trấn áp nghiêm khắc nạn lừa đảo, cờ bạc.

Theo báo cáo của Cục Thông tin Quốc gia Thái Lan, băng đảng lừa đảo viễn thông đã gây thiệt hại hàng tỷ baht cho Thái Lan, và giờ đây việc thành lập trung tâm điều phối ba bên có thể được sử dụng như một phương tiện để chống lại các băng nhóm tội phạm của nước này.

Về mặt địa lý, Thái Lan giáp Myanmar và có biên giới rất dài. Biên giới dài có nghĩa là phân tán về mặt địa lý và khó có thể tấn công hiệu quả [tội phạm], cũng có nghĩa là [những kẻ phạm tội] dễ dàng thực hiện việc vận chuyển người. Vì vậy, việc thành lập trung tâm điều phối ở Thái Lan sẽ giúp ứng phó nhanh chóng việc trấn áp các ổ tội phạm.

Vào tháng 3 năm nay, chính phủ miền nam Thái Lan đã ban hành thông báo kêu gọi người dân không đến vùng Mae Sot của Thái Lan. Bởi Mae Sot ở Thái Lan và Myawaddy ở Myanmar chỉ cách nhau bởi sông Mê Kông.

Cảnh tượng ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, kẻ lừa đảo về Trung Quốc tự thú cần phải lấy số xếp hàng 

Năm 2021, nhiều nơi ở Trung Quốc đã ra thông báo kêu gọi những người mắc kẹt ở miền bắc Myanmar trở về nước và đầu hàng trong thời hạn, nội dung nêu rõ: “Nếu không về nước theo quy định, thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc và sẽ hủy mọi chế độ chính sách, phúc lợi, trợ cấp dành cho bản thân và gia đình.” Tức là không chỉ trừng phạt bản thân mà còn liên lụy đến người nhà.

Lời đe dọa này phát huy hiệu quả rất cao, nhiều người đã vội vã quay về Trung Quốc vì sợ bị hủy bỏ hộ khẩu và liên lụy đến người nhà.

Ngày 10/7/2021, Đoàn Thanh niên Cộng sản Vân Nam đăng tải đoạn video ghi lại cảnh hàng trăm người Trung Quốc chờ làm thủ tục hải quan và trở về nhà tại một cảng ở biên giới Trung Quốc – Myanmar.

Theo thông báo do Đoàn Thanh niên Cộng sản Vân Nam đưa ra, do số trường hợp được xác nhận mắc bệnh COVID-19 ở Myanmar ngày càng gia tăng, nhiều nơi ở Trung Quốc gần đây đã đưa ra những thông báo liên tục nhằm thuyết phục người dân quay trở về nước, và yêu cầu người ở miền bắc Myanmar làm việc “liên quan đến xuất nhập cảnh phi pháp, lừa đảo viễn thông và tội phạm đánh bạc trực tuyến trở về nước trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không, họ sẽ bị xác định là người mất tích và hộ khẩu của họ sẽ bị hủy bỏ.”

Theo thông báo, ở miền bắc Myanmar như Jiegao, Meng’a, Houqiao, Nansan và Daluo, cũng như các cảng giáp biên giới Vân Nam của Trung Quốc, các nghi phạm lừa đảo viễn thông và đánh bạc trực tuyến xếp hàng tại các cảng biên giới mỗi ngày để trở về Trung Quốc tự thú. Việc này đã gây áp lực đáng kể cho công tác ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh ở Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam.

VdqR9D3
Video trực tuyến cho thấy một cảng biên giới ở Vân Nam buộc phải treo bảng thông báo “Giới hạn số lượng người báo danh về nước, giới hạn 150 người mỗi ngày” vì công tác phòng chống dịch bệnh quá tải. (Nguồn ảnh: Weibo)

Trong những năm gần đây, một lượng lớn người Trung Quốc thất nghiệp vượt biên sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các khu vực có vũ trang ly khai ở phía bắc Myanmar và Campuchia. Họ làm các việc chủ yếu là lừa đảo viễn thông nhắm vào người Trung Quốc, khiến hàng chục ngàn người bị lừa, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mắt làm ngơ trước điều này.