Một người biểu tình phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã leo lên cột đèn đường bên ngoài cửa sổ trong bữa yến tiệc của ông Tập Cận Bình và các CEO Mỹ tối hôm 15/11.

bieu tinh 1
Trong bữa yến tiệc Mỹ-Trung tối ngày 15/11, một phụ nữ ủng hộ Tây Tạng đã trèo lên cột đèn để bày tỏ sự phản đối. (Ảnh chụp màn hình video từ mạng xã hội X)

Vào ngày 14-15/11, những người biểu tình chống ĐCSTQ đã hô khẩu hiệu trước khách sạn nơi ông Tập Cận Bình ở. Tối 15/11, ông Tập Cận Bình dùng bữa tối với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Ông cho biết Trung Quốc “sẵn sàng trở thành đối tác và bạn bè của Mỹ”.

Theo ngoại giới phân tích, đây là thời điểm kinh tế Trung Quốc đang suy thoái, ĐCSTQ bị dồn vào đường cùng, ông Tập Cận Bình buộc phải nhượng bộ và thu hút đầu tư nước ngoài.

Lúc này, một cảnh tượng gây sốc đã xảy ra. Bên ngoài khách sạn, một phụ nữ trẻ người Tây Tạng đã khéo léo trèo lên cột đèn, dùng dải vải trói mình vào cột đèn, rồi giương cờ Tây Tạng. Một số kênh truyền thông xã hội cho biết, tên cô ấy là Tselha.

  • (Nội dung Twitter: “Cô Tselha, nhà hoạt động Tây Tạng, đã leo lên cột đèn, treo quốc kỳ Tây Tạng bên ngoài khách sạn tổ chức cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các CEO Hoa Kỳ vào ngày 15/11.”)

Tselha treo người ở tầng một của khách sạn. Video trực tiếp cho thấy, bức màn trong khách sạn phía sau cô được vén lên, những người bên trong đang nhìn ra ngoài.

Vì vị trí của Tselha quá cao nên các “tiểu phấn hồng” (thanh niên yêu nước Trung Quốc mù quáng) đối diện cũng không thể làm gì được cô, rất nhiều người đã giơ ngón tay cái tán thưởng cô.

Ana Swanson, phóng viên của một kênh truyền thông Mỹ, tình cờ đi ngang qua. Cô đã đăng tải khoảng khắc này: “Tôi đến địa điểm tổ chức bữa tiệc mà ông Tập Cận Bình sẽ nói chuyện với giới doanh nghiệp vào tối nay. (Cuộc biểu tình) bên ngoài rất hỗn loạn. Có (những cuộc đối đầu) giữa những người ủng hộ ĐCSTQ và những người chống lại họ. Một phụ nữ đã cột mình trên cột đèn đường, cách mặt đất khoảng 25 feet, vẫy cờ Tây Tạng và hét lên: ‘Giải phóng Tây Tạng.'”

Ngày 10/11, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện ĐCSTQ đã ban hành sách trắng về các chính sách quản lý Tây Tạng, nhấn mạnh “quản lý biên giới trước tiên phải ổn định Tây Tạng”, trấn áp nghiêm khắc mọi loại hoạt động ly khai và phá hoại. Sách trắng cũng biện hộ cho vấn đề trẻ em Tây Tạng bị chính quyền ép đưa vào trường nội trú.

Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết, trong những năm gần đây, chính quyền ĐCSTQ đã gửi hàng triệu trẻ em từ các khu vực Tây Tạng đến các trường nội trú nhằm thực hiện chính sách đồng hóa thông qua hệ thống giáo dục.

Ông Tăng Kiến Nguyên, một học giả Đài Loan từ lâu đã nghiên cứu các vấn đề của Tây Tạng, cũng bày tỏ lo ngại về điều này.

Ông nói: “Việc sử dụng tiếng Hán trong một số khóa học quan trọng ở trường học sẽ cản trở việc sử dụng tiếng Tây Tạng trong cuộc sống hàng ngày của thế hệ mới. Môi trường nói tiếng Hán sẽ gây tổn hại rất nghiêm trọng cho dân tộc, văn hóa và truyền thống của thế hệ người Tây Tạng tiếp theo.”

Sáng 15/11, Tổng thống Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau tại điền trang Filoli. Các nhà hoạt động dân chủ, dân oan, các nhóm tín ngưỡng… tụ tập bên đường cách điền trang khoảng 2 dặm, để phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ và yêu cầu đảng này hạ đài.

Có khoảng 500 – 600 người biểu tình tại hiện trường. Họ cầm nhiều khẩu hiệu khác nhau và hét lên: “Đảng Cộng sản hạ đài!”, “Tập Cận Bình hạ đài (từ chức)!”

Ngày 15/11, hàng trăm học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ đã tổ chức họp báo trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles bất chấp trời mưa.

Họ giương các biểu ngữ như “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và “Đưa Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang ra trước công lý”, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 24 năm đối với các học viên Pháp Luân Công.

id14116662 2 600x400 1
Học viên Pháp Luân Công ở San Francisco thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC. (Ảnh: Chu Dung /Epoch Times)

Bình Minh (t/h)