Nguyên thủ quốc gia Mỹ Trung sẽ gặp mặt tại Bay area San Francisco vào Thứ Tư tới, với các vấn đề thương mại, Đài Loan, cùng các vấn đề khác nhằm định hình quan hệ hai cường quốc kinh tế nhất thế giới.

Tap Can Binh Biden
(Ảnh: Nhà Trắng/ Flickr)

Nhà Trắng khẳng định Ngoại trưởng Trung Quốc đã nói hôm Thứ Sáu rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới thăm Mỹ trong các ngày 14 đến 17 tháng này để dự hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bay area San Francisco, và sẽ gặp mặt Tổng thống Mỹ Joe Biden, Reuters báo cáo.

Đây là lần gặp trực diện đầu tiên của hai nguyên thủ cường quốc lớn nhất về kinh tế kể từ đầu năm đến nay, Reuters bình luận.

Cùng phái đoàn quan chức cấp cao mỗi nước, cuộc gặp mặt này giữa hai người đứng đầu nhà nước có thể sẽ đề cập các vấn đề khác nhau. Từ xung đột Israel-Palestine đến chiến tranh Ukraine, từ vấn đề Triều Tiên cho đến Nga, Đài Loan, Ấn Độ-Thái Bình dương, nhân quyền, fentanyl, trí tuệ nhân tạo AI, v.v. cho đến quan hệ thương mại “công bằng” giữa hai nước, theo các quan chức cao cấp của ông Biden tiết lộ.

“Sẽ không giữ lại gì cả, tất cả chủ đề đều sẽ được đặt lên bàn,” một quan chức Mỹ nói với Reuters, từ chối tiết lộ danh tính.

“Chúng ta đều thấy rõ chuyện này: Chúng ta biết trắng rằng các nỗ lực [của người Mỹ chúng ta] nhằm uốn nắn Trung Quốc trong các thập kỷ qua đều đã thất bại. Nhưng mà chúng ta dự kiến sẽ thấy Trung Quốc vẫn ở đó như một tay chơi chủ đạo trên vũ đài từ giờ cho đến cuối đời của mình.”

Các quan chức Mỹ tin rằng Bắc Kinh không ngừng chủ động phá hoại —một cách trắng trợn hay ngấm ngầm— các chính sách của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

Hai nguyên thủ quốc gia sẽ có các cử chỉ bày tỏ thiện chí của mình khi gặp mặt trực tiếp —hai quan chức Mỹ nhận định— để các trao đổi có thể diễn ra dễ dàng hơn.

Dự kiến sẽ có các hoạt động ngoại giao tốt hơn, hứa hẹn thảo luận về các vấn đề như khí hậu và sức khỏe toàn cầu, ổn định kinh tế, nỗ lực chống ma túy, và thậm chí nếu tốt thì có thể nối lại một số kênh quân sự sau nhiều đợt đóng băng ngoại giao ở cấp cao.

Nhưng mà, sẽ khó có được các tiến bộ sâu hơn.

Cả hai quốc gia đều coi nhau là đối thủ cạnh tranh về mọi mặt: Quân sự, kinh tế, cũng như sức ảnh hưởng đến các quốc gia nhỏ hơn khác.

Một trong những lần nói chuyện xuyên lục địa giữa hai nguyên thủ quốc gia là hồi tháng 11 năm ngoái, thể hiện sự khác biệt rõ ràng về ý thức hệ của hai bên. Ông Joe Biden, người thường ca ngợi nên dân chủ Mỹ, từng gọi ông Tập Cận Bình trong các bối cảnh công khai là “tên độc tài”.

Vụ tổng thống Biden ra lệnh bắn rụng cái mà bị nghi ngờ là khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc bay vào không phận Mỹ hồi tháng 2 năm nay, đã đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai người trở nên cương cứng, dẫn tới việc hai bên ngay sau đó tìm cách hạ nhiệt.

Về cá nhân, hai ông Joe Biden và Tập Cận Bình đã biết nhau hơn một thập kỷ, và từng trò chuyện hàng giờ trong tổng cộng 6 lần tương tác kể từ lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden vào năm 2021.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, lần này hai ông đến với nhau trên bàn đàm phán trong tâm lý nghi ngờ và bất bình đối với nhau, ấn tượng hình ảnh về nhau cũng không mấy tốt đẹp, đồng thời lý tưởng sống cũng như truy cầu trong đời cũng khác nhau rất nhiều.

Theo Reuters bình luận, ông Joe Biden, 81 tuổi, đang lãnh đạo một nền kinh tế giàu có và thành công vượt qua đại nạn Covid-19. Ông đang đặt trọng tâm vào việc tiếp tục có thể giữ được cái ghế tổng tổng vào nhiệm kỳ tới, và thường nói về sự ổn định của nền dân chủ Mỹ.

Ông Joe Biden hợp tác với các đồng minh lâu năm của mình tại Châu Âu và Châu Á, hiện đang hậu thuẫn chiến tranh ở Ukraine khi đối đầu với Nga, và hậu thuẫn chiến tranh Israel trong xung đột của nước này với Hamas.

NATO, đồng minh truyền thống của Washington, dưới thời Tổng thống Joe Biden đã không cam chịu yên ắng ở Bắc Đại Tây dương, mà đã tìm cách đặt chân và nhúng tay vào Châu Á, bắt đầu can thiệp vào các xung đột liên quan tới Trung Quốc ở khu vực này.

Ông Tập Cận Bình, 70 tuổi, đã trở thành người lãnh đạo có thực lực nhất của Trung Quốc kể từ tiền nhiệm Mao Trạch Đông. Ông kiên trì đường lối kiểm soát quốc gia chặt chẽ, kiểm soát truyền thông và quân đội nghiêm ngặt, và đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp.

Đại dịch Covid-19 và những thách thức kinh tế phức tạp gần đây đã khiến nền kinh tế Trung Quốc đánh mất đà phát triển đang có được từ 3 thập kỷ.

Các nhà ngoại giao ở Washington phỏng đoán rằng phái đoàn từ Bắc Kinh sẽ thách thức Mỹ trong những tuần tới, lợi dụng việc Mỹ bị mất tập trung và đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Ukraine và Israel, trong khi Trung Quốc theo đuổi tham vọng của riêng mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Biden dự kiến ​​sẽ nói với ông Tập rằng các cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thay đổi. Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng lo lắng trong những năm gần đây với những bước đi ở eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông, những khu vực có tranh chấp quốc tế. Một quan chức Mỹ cho rằng ông Biden cũng sẽ bày tỏ cam kết cụ thể đối với an ninh của Philippines.

Theo quan chức này, ông Biden cũng được cho là sẽ gây áp lực với ông Tập để cảnh báo cho Iran rằng sẽ là không khôn ngoan nếu cố gắng mở rộng xung đột ở Trung Đông.

Nhật Tân