Truyền thông Anh đưa tin, gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua LinkedIn, dùng mồi nhử là số tiền lớn và các thương vụ kinh doanh béo bở để cố gắng dụ dỗ hàng ngàn quan chức và chuyên gia Anh giao ra bí mật quốc gia.

Bắc Kinh, Thiên An Môn
Cảnh sát Trung Quốc (Ảnh: Songquan Deng/ Shutterstock).

Theo The Timesđưa tin hôm 23/8, gián điệp này đã tạo ra hàng loạt tên giả và công ty giả mạo, hóa danh chính là Robin Zhang. Người này là một trong những gián điệp “phong phú nhất” trong các gián điệp của nước đối địch nhắm vào lợi ích của nước Anh.

Vì sao  được gọi là “phong phú nhất”? Giám đốc MI5 Ken McCallum trước đó đã cảnh báo rằng các gián điệp nước ngoài đã sử dụng LinkedIn để thực hiện 10.000 cuộc tiếp xúc với người Anh. Theo The Times tìm hiểu được, phần lớn được thực hiện bởi Zhang và nhóm an ninh quốc gia của ĐCSTQ mà ông ta nằm trong đó.

Theo tìm hiểu, “công việc” của ông gần ta như được thực hiện hoàn toàn tại bàn làm việc, vị trí của ông ta có thể là tại Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ (MSS) ở Bắc Kinh. Các nguồn tin cho biết, không thể biết Zhang đã dụ dỗ được bao nhiêu mục tiêu hoặc gây thiệt hại bao nhiêu cho lợi ích của Anh.

Nguồn tin cho biết Zhang đã thực hiện loại hoạt động gián điệp này trong ít nhất 5 năm, trong thời gian đó “công việc hàng ngày” của ông ta là lừa và dụ dỗ các quan chức Anh và phương Tây khác trên LinkedIn.

Một cuộc điều tra của The Times đã tiết lộ hồ sơ LinkedIn của Zhang, nơi ông ta tạo ra các công ty và trang web bảo mật giả mạo để củng cố uy tín của mình, thậm chí còn tuyên bố rằng ông ta đã được đào tạo tại một trường đại học hàng đầu ở London.

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất trên toàn cầu, có tổng cộng 930 triệu người dùng.

The Times cho biết hóa danh chính của gián điệp này là Zhang, Eric Chen Yixi, Robin Cao, Lincoln Lam, John Lee và Eric Kim. Ông ta tuyên bố có quan hệ với công ty an ninh có trụ sở tại Thượng Hải và sử dụng hình ảnh của người khác để cải trang thành chính mình.

The Times phát hiện Zhang sử dụng ảnh từ hồ sơ LinkedIn của mình trên ít nhất 6 trang web, dưới nhiều danh tính khác nhau, chẳng hạn như giáo viên tại Học viện Nghệ thuật Trung Quốc, nhà môi giới bất động sản, nhà phân tích kim loại quý và luật sư về tai nạn giao thông. Ông ta cũng sử dụng một bức ảnh của một người mà nghe nói đó một doanh nhân thành đạt ở Hồng Kông, người hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động gián điệp.

Bộ trưởng An ninh Anh – ông Tom Tugendhat, đã cảnh báo rằng các cơ quan tình báo ĐCSTQ đang sử dụng LinkedIn để nhắm mục tiêu vào công dân Anh. Ông nói: “Không chỉ các nhân viên chính phủ cần phải thận trọng mà cả các doanh nghiệp có thông tin nhạy cảm về mặt thương mại cũng như các nhà nghiên cứu và học giả cũng cần phải thận trọng.”

MI5 đã phát động chiến dịch “Think Before You Link” (Suy nghĩ kỹ sau đó mới kết nối) cách đây 2 năm, để cảnh báo người Anh về mối nguy hiểm trên mạng do gián điệp của các quốc gia thù địch gây ra.

The Times cho biết, Zhang đã liên hệ với các quan chức trong các lĩnh vực nhạy cảm của Anh như quân sự, khoa học công nghệ, chính trị. Mánh khóe của ông ta là “tuyển cố vấn” trên mạng, nếu đối phương giao thông tin chi tiết của các ứng viên làm tình báo, thì có thể nhận được 8.000 bảng Anh. Ông ta cũng cung cấp khoản tiền lớn cho các cựu quan chức tình báo quân đội để mua thông tin chống khủng bố của Anh, ngoài ra còn cung cấp cơ hội đến Trung Quốc miễn phí và cơ hội tham gia các hội nghị với cộng với các chuyến đi miễn phí tới Trung Quốc và các hội nghị lợi nhuận hậu hĩnh.

Theo thông tin, ban đầu Zhang nhắm mục tiêu vào các nhà thầu quốc phòng, công chức và các mục tiêu trong các lĩnh vực thương mại nhạy cảm. Sau đó, ông đã chuyển sang nhắm mục tiêu vào các tổ chức tư vấn và giới học thuật.

Báo cáo cho biết, phương pháp của Zhang rất cẩu thả và thô sơ, nhưng ông biết nhiều người làm việc trong lĩnh vực quốc phòng, chính trị và các lĩnh vực nhạy cảm khác có thể bị mắc lừa. Quả nhiên có một số người Anh đã gửi sơ yếu lý lịch của họ cho ông ta, và Zhang đã tâng bốc họ, khiến một số người Anh như mất trí, và một số người Anh bị tiền cám dỗ.

Một nạn nhân cho biết Zhang “thiếu chuyên nghiệp và hung hãn” khi đổi tiền mặt lấy thông tin nhạy cảm về quan hệ Anh – Trung. Một cố vấn khác được tuyển dụng cho biết ông bắt đầu nghi ngờ Zhang khi ông được đề nghị từ 6.000 đến 8.000 bảng Anh để thu thập thông tin chi tiết về các ứng viên làm dịch vụ tình báo.

Theo báo cáo, cựu thượng tá Philip Ingram đã chấp nhận yêu cầu của “Robin” trên LinkedIn cách đây 5 năm. Chuyên ngành của ông Ingram bao gồm tình báo mạng, cũng như kiến ​​thức về vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.

Ingram nói với The Times rằng ông đã nâng cao cảnh giác khi sớm được yêu cầu viết báo cáo về mạng lưới chống khủng bố của Vương quốc Anh. Ông thậm chí còn nghi ngờ hơn khi Robin nói với ông rằng “Chúng tôi muốn thông tin nội bộ mà không ai có thể tiếp cận được”.

Sau đó, Robin mời Ingram đến Trung Quốc, nhưng ông đã cắt đứt liên lạc với Robin. “Họ sẽ thiết lập mỹ nhân kế ở đó (Trung Quốc), hoặc thực hiện một số hình thức ép buộc”, ông Ingram nói thêm: “Tôi chắc chắn rằng toàn bộ cơ quan của MSS đều đang sử dụng những mánh khóe này”.

Ông Charlie Parton, một cựu quan chức ngoại giao đã làm việc ở Trung Quốc trong 22 năm, ví hoạt động gián điệp của các gián điệp ĐCSTQ trên LinkedIn giống như việc “giăng lưới”.

Ông nói thêm: “LinkedIn là một nguồn tài nguyên quý giá, vì mọi người đăng rất nhiều thông tin trên đó. Bạn sẽ rất nhanh chóng biết được nơi họ làm việc và rất nhiều lịch sử của họ.”

“Giả sử MSS có 1 triệu mục tiêu tiềm năng. Họ có thể tìm thấy 50.000 người trên LinkedIn. Giăng lưới bằng cách gửi 5.000 tin nhắn, và xem ai đã cắn câu, và sau đó có thể nhận lại 500 lá thư hồi đáp. Vì vậy, chỉ cần nỗ lực tối thiểu, họ đã giảm bớt các mục tiêu đến một con số có thể quản lý được, đồng thời bắt đầu hành động đối với những người có khả năng có thông tin,” ông nói.

Parton hiện là cộng tác viên cấp cao tại Hội đồng địa chiến lược và Viện nghiên cứu Tình báo Hoàng gia Vương quốc Anh. Ông cho biết ĐCSTQ đang cố gắng hiểu cách thức hoạt động của hệ thống phương Tây, sau đó tìm đúng người để cố gắng gây ảnh hưởng và cuối cùng cố gắng đạt được mục tiêu. Cuối cùng họ cố gắng để lấy được các tài liệu cơ mật.

Ông nói: “Đó là lý do tại sao bề mặt tấn công rất rộng. Để chiêu mộ được những đặc vụ giỏi nhất, những người có thể giải mật thông tin, (ĐCSTQ) cần phải hiểu đặc tính và ‘sơ đồ tổ chức’ của một lĩnh vực.”

Năm ngoái, MI5 đã đưa ra một cảnh báo an ninh hiếm hoi cho các nghị sĩ, công khai chỉ đích danh nữ luật sư người Anh gốc Hoa Christine Lee là người đại diện của ĐCSTQ.

Vào tháng 7, một báo cáo mang tính bước ngoặt của Hội đồng An ninh và Tình báo Vương quốc Anh cho biết, ĐCSTQ đã thâm nhập vào “tất cả các lĩnh vực” của nền kinh tế.