Đài RFI dẫn báo cáo theo tờ “Hindustan Times” rằng ngày 15/8, Thủ tướng Modi đã có bài phát biểu mừng Ngày Độc lập dài 88 phút tại Pháo đài Đỏ tại Delhi. Ông nói về những thách thức kép của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bành trướng, ám chỉ đến những thách thức của Ấn Độ do Pakistan và Trung Quốc mang lại.

modi shutterstock 194693837
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có bài phát biểu vào ngày Ngày Độc lập 15/8/2020. (Nguồn: arindambanerjee / Shutterstock).

Cũng trong bài phát biểu, ông Modi thể hiện quyết tâm của Ấn Độ trong việc tăng cường lực lượng vũ trang, sức mạnh ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng của Ấn Độ và vai trò của chính phủ. Ông cũng cam kết sẽ tự lực cánh sinh trong việc thúc đẩy lĩnh vực quốc phòng.

Ông Modi cho biết: “Ngày nay, Ấn Độ trong thế kỷ 21 cũng có khả năng tạo ra và đạt được những mục tiêu lớn. Ngày nay, Ấn Độ cũng đang giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nhiều thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm.”

Ông nói: “Cho dù đó là quyết định lịch sử bãi bỏ Điều 370 của Hiến pháp (đảm bảo địa vị đặc biệt của Kashmir), hay việc áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ, đưa đất nước từ chế độ được giải phóng khỏi mạng lưới thuế, là quyết định về “lương hưu cấp 1″ dành cho những người bạn trong quân đội của chúng ta. Đồng thời giải quyết hòa bình vấn đề nơi sinh của Rama (hóa thân thứ 7 của vị thần Hindu Vishnu, và một vị vua của Ayodhya trong kinh Hindu). Chúng ta đều thấy điều đó đã trở thành hiện thực chỉ trong vài năm.”

Ông Modi nói: “Ngay cả trong thời kỳ virus corona này, nguồn đầu tư nước ngoài kỷ lục vẫn đang đổ vào Ấn Độ. Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã đạt mức cao kỷ lục. Ấn Độ cũng đã triển khai các cuộc phẫu thuật ngoại khoa và các cuộc không kích nhằm vào kẻ thù của đất nước, gửi đến những nước thù địch thông điệp mạnh mẽ về một Ấn Độ mới. Điều này cho thấy Ấn Độ đang thay đổi. Ấn Độ có thể thay đổi. Ấn Độ có thể đưa ra những quyết định khó khăn nhất. Dẫu là những quyết định khó khăn nhất, thì Ấn Độ cũng sẽ không do dự và dừng lại.”

Ông Modi nói: “Hỡi các đồng bào thân mến của tôi. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, tính chất các mối quan hệ toàn cầu đã thay đổi. Sau đại dịch virus corona, một trật tự thế giới mới có thể sẽ xuất hiện. Thế giới đã nhìn thấy và đánh giá cao nỗ lực của Ấn Độ trước đại dịch virus corona. Ngày nay, thế giới đang nhìn nhận Ấn Độ từ một góc độ mới.”

“Quan điểm này có 2 khía cạnh quan trọng: Một là chủ nghĩa khủng bố và hai là chủ nghĩa bành trướng. Ấn Độ đang chiến đấu với 2 thách thức này và đang đáp trả mạnh mẽ sự kiềm chế đó. Nếu Ấn Độ thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thích đáng, thì công tác chuẩn bị quốc phòng của chúng ta cũng phải hùng mạnh không kém.”

Ông Modi cho biết: “Chúng ta đang không ngừng nỗ lực, để mang đến cho các doanh nhân siêng năng của mình, những cơ hội mới. Đồng thời khuyến khích các công ty của Ấn Độ, đưa đất nước tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi cam đoan với đất nước rằng, chúng ta sẽ không tiếc công sức tăng cường sức mạnh của các lực lượng bộ đội quốc phòng của nước nhà.”

Trong bài phát biểu của mình, ông Modi đề cập đến tàu sân bay “Vikrant”, máy bay chiến đấu hạng nhẹ và tàu ngầm do Ấn Độ sản xuất. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng các dự án này đã nêu bật năng lực tự sản xuất của Ấn Độ.

Ngoài ra, ông Modi cũng thông báo rằng Ấn Độ sẽ khởi động kế hoạch cơ sở hạ tầng quốc gia trị giá 100 nghìn tỷ rupee (tương đương 1.350 tỷ đô la Mỹ). Điều này sẽ giúp tạo ra việc làm và mở rộng công tác sử dụng nhiên liệu sạch, nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu của nước này.

Mặc dù không công bố chi tiết về kế hoạch, nhưng ông Modi cũng nói rằng kế hoạch này sẽ giúp các nhà sản xuất tại địa phương, tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu và tạo ra những cách thức mới cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Theo báo cáo của “The Times of India”, vào ngày hôm đó, Observer (ORF), một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Ấn Độ, đã công bố một cuộc thăm dò có tên “Thanh niên Ấn Độ và thế giới”. Báo cáo cho thấy quan điểm của hơn 2.000 người trẻ tuổi, từ 18 đến 35 tuổi tại 14 thành phố ở Ấn Độ, về các vấn đề đối ngoại.

Theo báo cáo, cuộc thăm dò cho thấy đại dịch viêm phổi Vũ Hán, chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng và cuộc đối đầu Ấn Độ – Trung Quốc, là những vấn đề được các nhóm thanh niên Ấn Độ quan tâm nhất. Những người được phỏng vấn hài lòng với việc chính phủ của ông Modi tham gia Cơ chế Đối thoại An ninh Bốn bên (Quad), nhằm ứng phó với các nước như Trung Quốc và Pakistan.

Nhưng họ cũng bày tỏ sự phản đối về việc Ấn Độ rút khỏi “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực” (RCEP). Khoảng 80% người dân cho rằng ưu tiên của ngoại giao Ấn Độ là củng cố nền kinh tế, tiếp theo là chống khủng bố, và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Ấn-Mỹ, cũng như giải quyết những bất đồng với các nước láng giềng.

Theo báo cáo, các cuộc khảo sát cho thấy, 77% thanh niên Ấn Độ tin rằng Hoa Kỳ là “Cường quốc đáng tin cậy nhất”, tiếp theo là Úc, Nga, Nhật Bản, Pháp và Vương quốc Anh. Cũng có 77% người cho rằng Trung Quốc là “Cường quốc không đáng tin tưởng nhất.”

Sau khi sự kiện xung đột xảy ra tại biên giới Trung-Ấn, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các biện pháp chặn các ứng dụng di động của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Quyết định này được 86% trong tổng số những người được phỏng vấn ủng hộ. 62% khác trong số những người được phỏng vấn tin rằng Ấn Độ nên từ bỏ “chính sách không kết đồng minh”, đồng thời nên xác lập Hoa Kỳ như một đồng minh trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ.

Theo Hãng thông tấn Sputnik (Vệ tinh) của Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện mừng tới Tổng thống Ấn Độ Kovind và Thủ tướng Modi, chúc mừng Ngày Độc lập của Ấn Độ. Đồng thời ông Putin cho rằng việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ Nga-Ấn là vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Điện Kremlin cho biết: “Chúng tôi trân trọng mối quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền được duy trì giữa hai nước. Tôi tin rằng việc thiết lập hơn nữa các mối quan hệ mang tính xây dựng giữa Nga và Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, hoàn toàn là vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, cũng như đang hướng tới việc tăng cường sự ổn định trong khu vực và hợp tác toàn cầu.”

Ông Putin cho rằng những thành tựu của Ấn Độ trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhìn chung đều được ghi nhận. Ông nhấn mạnh, Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự quốc tế.

Theo RFI 

Xem thêm: