Trong hội nghị các quốc gia Biển Đen 5/5, theo Reuters tường thuật, người của Ukraine đã tới và căng lá cờ của họ quanh Olga Timofeeva, phó đoàn đại biểu Nga, khiến bà không nói chuyện được. Sau khi bị lôi ra ngoài, nhà ngoại giao Ukraine vẫn tiếp tục giương cờ đằng sau bà Timofeeva khi bà chụp ảnh. Hậu quả là xảy ra cảnh nhà ngoại giao Nga giật cờ và bị nhà ngoại giao Ukraine đấm vào mặt.

230506 meeting 01
Người của phái đoàn Ukraine ‘biểu tình’ ngay bên cạnh người của phái đoàn Nga, không cho bà Timofeeva nói, cản trở hoạt động của cuộc họp; sau đó những người của phía Ukraine đã bị lôi ra ngoài. (Ảnh cắt từ video).
  • Video xô xát Nga-Ukraine tại hội nghị hôm 5/5 ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ:

Như thấy trên video và trên các hình ảnh, người của Ukraine đã bị lôi ra khỏi phòng họp khi họ tìm cách can nhiễu tới người của phái đoàn Nga. Dù sao thì đây không phải là nơi biểu tình.

“Tôi lên án hành vi phá vỡ môi trường hòa bình mà Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thiết lập này,” theo Mustafa Sentop, quốc gia chủ nhà. “Mọi người đều có thể nói lên quan điểm và ý kiến ​​của mình… Nhưng nếu chúng ta bắt đầu tổ chức biểu tình thì những cuộc họp này sẽ… biến thành phong trào đường phố.”

Tuy nhiên sau khi ra ngoài, người của phía Ukraine tiếp tục giương cờ giống như đang biểu tình khi bà Timofeeva chụp ảnh. Một nhà ngoại giao Nga khác đã tới giật lá cờ này.

Kết quả là ông ta bị đấm vào mặt bởi Olesandr Marikovski, một nhà ngoại giao Ukraine.

230506 meeting 02
Cảnh những người gây rối bị lôi ra ngoài. (Ảnh cắt từ video)

Phương pháp gây hấn

Nếu chỉ xem video từ đoạn nhà ngoại giao Nga giật cờ, mà không xem đoạn video cảnh xảy ra trong phòng họp trước đó, thì người xem sẽ có ấn tượng sai lầm rằng phía Nga là phía chủ động gây hấn trước.

Tuy nhiên, nếu xem đầy đủ tường thuật của Reuters và đặt các sự việc đúng theo thứ tự thời gian, thì sẽ thấy sự việc không giống như ấn tượng gây ra nếu chỉ xem trích đoạn phần sau, đoạn mà hiện đang được những người của Ukraine đăng rất nhiều trên mạng xã hội.

Khá thú vị là hiện tượng này có thể chứng kiến ở các tình huống khác. Chúng giống nhau một cách khiến người ta không thể không đặt câu hỏi nghi ngờ.

  • Video của kênh Suspliline của chính quyền miêu tả về nhà thờ ở Khmelnytskyi bị đổi chủ chỉ trong chưa tới 1 ngày:

Theo chủ trương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các nhà thờ của Giáo hội Chính thống UOC đang bị đổi chủ sang giáo hội mới OCU được thành lập vào tháng 12/2018 thời Tổng thống Petro Poroshenko.

Như tin đã đưa, chỉ chưa tới 1 ngày 1 nhà thờ ở Khmelnytskyi đã đổi chủ. Như chính kênh của truyền thông nhà nước tường thuật, buổi sáng Chủ Nhật 2/4 là người của Giáo hội UOC chủ trì thánh lễ.

Một người mặc quân phục vào trong nhà thờ khi buổi lễ đang được tiến hành. Đoạn video mà nhà nước công bố là cảnh quay người này bị tống cổ ra ngoài, tiếp đó ‘quần chúng’ rất đông ở ngoài ‘phẫn nộ’, và kết quả là các tu sỹ UOC bị tống cổ ra ngoài.

Buổi lễ tối Chủ Nhật hôm đó ở nhà thờ là do giáo hội mới OCU chủ trì.

Video trên giải thích sự thật của vụ việc, và đây là một vụ dàn dựng có chủ đích. Người mặc quân phục vào nhà thờ thực chất đã giải ngũ từ lâu chứ không phải là chiến binh tại ngũ. Anh ta to tiếng gây hấn và xô đẩy linh mục khi đang làm lễ, khiến linh mục bị rách cả áo và làm cuốn sách Phúc âm bị rơi xuống đất. Câu chuyện này cũng được người của nhà thờ kể lại ở đoạn cuối của video, và ở một số đoạn do nhân chứng ngoài cuộc kể lại.

Người của nhà thờ buộc phải khống chế và tống cổ anh ta ra ngoài. Cảnh sát đến, nhưng với đầy đủ nhân chứng nên đã không làm khó giáo hội UOC, mặc dù hiện nay các phương tiện đại chúng ở Ukraine thường xuyên bôi nhọ UOC là nhà thờ Nga.

Tuy nhiên, bất chấp quyết định của cảnh sát, những nhà ‘hoạt động’ của Giáo hội OCU vẫn ra tay và cướp mất nhà thờ. Kênh truyền thông của nhà nước Ukraine phối hợp với OCU và đăng phiên bản video đã bị cắt xén.

Hàng loạt các nhà thờ của Giáo hội Chính thống UOC bị chính quyền bằng cách này hay cách khác lấy đi, và các tu sỹ UOC bị trục xuất.

230506 lavra 01
Cảnh này được thấy hàng ngày vào giai đoạn nửa đầu tháng trước ở tu viện Kyiv Pechersk Lavra. Những kẻ gây hấn choàng lá cờ Ukraine và bên cạnh là những chiếc điện thoại luôn sẵn sàng ghi lại các tình tiết xung đột, sau đó cắt xén và đưa lên mạng. Thủ đoạn này, mặc dù thành công ở rất nhiều trường hợp khác, đã bất ngờ không thành công ở Tu viện Kyiv, bởi vì những người của Giáo hội Chính thống UOC tuân thủ theo lời dạy của Chúa Kitô là bất bạo động. (Ảnh cắt từ video)

Nhật Tân