Sau ngày 25/7 với số ca nhiễm kỷ lục “đi ngang” ở 7.531 ca, sang sáng 26/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 2.708 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) trên cả nước, gồm 4 ca nhập cảnh và 2.704 ca trong nước. 

TP.HCM chính thức bước vào giai đoạn “đệm” khi kịch bản thứ 1 không đạt được, buộc phải thực hiện kịch bản 2 và chuẩn bị cho kịch bản thứ 3 – tình huống xấu nhất khi dịch gia tăng mất kiểm soát. Với 1.714 ca mới ghi nhận trong sáng nay, tổng số ca nhiễm tại TP này lên tới 62.139, sau tròn 2 tháng ghi nhận dịch (từ 27/5). Dịch đồng thời lan rộng khắp khu vực phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ; chiếm 8/10 tỉnh có số ca cao nhất cả nước.

phong toa nha be
Block D Khu dân cư New SaiGon (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) bị phong tỏa, ngày 24/7. (Ảnh: Kim Đồng/Tôi dân Nhà Bè/Facebook)

2.704 ca mới ghi nhận tại 19 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (1.714), Bình Dương (407), Tiền Giang (201), Đồng Nai (125), Vĩnh Long (49), Đà Nẵng (27), Phú Yên (26), An Giang (25), Bình Thuận (23), Bình Định (19), Đồng Tháp (19), Bến Tre (19), Đăk Lăk (16), Khánh Hòa (12), Cần Thơ (7), Hậu Giang (7), Đăk Nông (5), Lâm Đồng (2), Hưng Yên (1).

Trong đó, tổng cộng 2.197 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 507 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt giảm 854 ca và giảm 415 ca so với con số tương ứng 3.051 ca và 922 ca vào thời điểm 6h sáng 25/7.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 19 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 62.100 ca: TP.HCM 62.139;
  • nhóm trên 8.400 ca: Bình Dương 8.417;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.735;
  • nhóm trên 3.800 ca: Long An 3.856;
  • nhóm trên 2.300 ca: Đồng Nai 2.341;
  • nhóm trên 1.900 ca: Đồng Tháp 1.978;
  • nhóm trên 1.700 ca: Tiền Giang 1.762, Bắc Ninh 1.719;
  • nhóm trên 1.100 ca: Phú Yên 1.011;
  • nhóm trên 900 ca: Khánh Hòa 967, Hà Nội 903 ca;
  • nhóm trên 700 ca: Tây Ninh 794;
  • nhóm trên 600 ca: Đà Nẵng 654, Vĩnh Long 635;
  • nhóm trên 500 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 555;
  • nhóm trên 400 ca: Bến Tre 473;
  • nhóm trên 300 ca: Cần Thơ 340, Bình Thuận 332;
  • nhóm trên 200 ca: Hưng Yên 261, Quảng Ngãi 258;
  • nhóm trên 100 ca: Nghệ An 188, An Giang 183, Vĩnh Phúc 171, Kiên Giang 148, Ninh Thuận 144, Bình Phước 133, Trà Vinh 129, Hà Tĩnh 128, Lạng Sơn 118, Đăk Lăk 104;
  • nhóm từ 10-100 ca: Hậu Giang 92, Bình Định 91, Sóc Trăng 87, Hà Nam 62, Điện Biên 58, Hải Dương 51, Quảng Nam 40, Đăk Nông 40, Lâm Đồng 33, Thái Bình 31, Hải Phòng 25, Gia Lai 24, Cà Mau 23, Thanh Hóa 21, Bạc Liêu 21, Thừa Thiên Huế 15, Hòa Bình 13, Nam Định 10, Lào Cai 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Hà Giang 8, Phú Thọ 6, Ninh Bình 5, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Kon Tum 4, Quảng Trị 3, Thái Nguyên 3, Sơn La 3, Quảng Bình 2, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu mỗi nơi 1 ca.

Bắt đầu từ 18h hôm nay, 26/7, TP.HCM cấm người dân ra đường, dừng các hoạt động đến 6h sáng hôm sau để phòng ngừa dịch lây lan. “Tất cả hoạt động tạm dừng, trừ cấp cứu và điều phối dịch bệnh”, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong nói trong hội nghị tối 25/7, cho rằng nếu người dân còn ra đường dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Ông Phong cũng thừa nhận kịch bản thứ 1 đã không đạt được (dịch được kiểm soát, giảm mức độ giãn cách từ Chỉ thị 16), nên đang phải thực hiện kịch bản thứ hai (tăng cường Chỉ thị 16). Với tình hình như hiện nay, kịch bản thứ ba nhiều khả năng sẽ phải áp dụng cùng nhiều biện pháp khẩn cấp.

Theo ông Phong, để kịch bản thứ ba không xảy ra, trên cơ sở Chỉ thị 12 của Thành ủy TP, UBND TP ra công văn 2468 “với các biện pháp rất quyết liệt, chắc chắn ảnh hưởng nhiều đời sống người dân”. Ông Phong bày tỏ “mong người dân chia sẻ, hợp tác” để việc kiểm soát dịch đạt kết quả.

Đáng lưu ý, với quy định người dân không ra khỏi nhà sau 18h, tất cả hoạt động tạm dừng tới 6h sáng hôm sau, ông Phong nhấn mạnh rằng “việc đó không đồng nghĩa là giới nghiêm” và lưu ý người dân không nên hiểu nhầm quy định này, dù mặt khác cho hay lực lượng công an, quân sự, chính quyền địa phương sẽ tuần tra, kiểm soát 24/24 và xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ.

Cùng ngày 25/7, Bộ Y tế Việt Nam công bố người được xác nhận tiêm chủng COVID-19 sẽ có mã QR để cấp hộ chiếu vắc-xin.

Cụ thể, Bộ này yêu cầu các đơn vị y tế thống kê danh sách chi tiết người đã được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, cấp mã QR cho từng người để cung cấp đầy đủ các thông tin tiêm chủng.

Việc này cũng nhằm “hướng đến cấp hộ chiếu vắc-xin cho người dân được quốc tế chấp nhận, xác thực hộ chiếu vắc-xin của nước ngoài vào Việt Nam”, Bộ này cho hay.

Hà Nội vào cuối ngày thứ 2 giãn cách theo Chỉ thị 16, Bệnh viện Phổi Hà Nội (44 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) bị phong tỏa sau 14 trường hợp dương tính với nCoV (10 bệnh nhân, 3 nhân viên, 1 người nhà bệnh nhân) tại Khoa Nội 3. 9 người trong số này đã có kết quả khẳng định nhiễm virus Vũ Hán.

TP.HCM: Người dân không ra ngoài từ 18h đến 6h sáng hôm sau, bắt đầu từ mai (26/7)

Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 97.370 ca. 16.564 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 1.755 người so với thời điểm 6h ngày 25/7 (14.809 người).

130 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giữ nguyên so với thời điểm 6h ngày 25/7).

Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca), ngày 23/7 (7.295 ca), ngày 24/7 (7.937 ca); ngày 25/7 (7.525 ca).

Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tạm giữ ở con số 8 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn, không thay đổi so với thời điểm 6h ngày 25/7.

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 101.173 ca (2.182 ca nhập cảnh và 98.991 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 81.461 bệnh nhân; 19.342 người được công bố bình phục; 524 người tử vong.

154 ca tử vong do COVID-19 bổ sung từ 10 tỉnh thành, đa số tại khu vực phía Nam: TP.HCM 129, Đồng Tháp 9, Long An 7, Cần Thơ 2, Khánh Hòa 2, Ninh Thuận 1, Bắc Ninh 1, Trà Vinh 1, Kiên Giang 1, Đồng Nai 1.

Trong ngày 25/7, thêm 77.967 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 4.613.491.  Trong đó 4.223.628 người tiêm 1 mũi, 389.863 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

75% số ca nhiễm COVID-19 mới tại Singapore là những người đã tiêm chủng