4 câu hỏi lớn về thảm kịch COVID-19 tại Bắc Kinh hiện nay
- Lý Mộc Tử
- •
Trước thực trạng bi thảm dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) đang hoành hành ở Bắc Kinh khiến hệ thống bệnh viện và nhà tang lễ quá tải, cộng đồng mạng chia sẻ 4 câu hỏi lớn đối với nhà chức trách.
Bốn câu hỏi lớn về dịch bệnh tại Bắc Kinh
Mới đây, báo mạng Toutiao của Trung Quốc đã có bài viết tựa đề “Hãy nhìn, hãy nghe, hãy suy nghĩ rồi hãy lên tiếng”, bài viết chỉ ra rằng người dân Bắc Kinh thực sự muốn biết 4 điều:
– Vì sao đã 3 năm dịch bệnh COVID-19 mà chưa phát triển được vắc-xin hiệu quả, hầu hết những người bị nhiễm virus trong thời kỳ cao điểm này là người đã được tiêm phòng?
– Tại sao trong 3 năm qua không nghiên cứu được loại thuốc hiệu quả nào để điều trị COVID-19? Cho đến nay vẫn dùng các loại thuốc đặc hiệu Pfizer nhập khẩu để điều trị cho các bệnh nhân nguy kịch?
– Trận dịch COVID-19 tại Vũ Hán năm 2020 không ai trong số gần 40.000 nhân viên y tế hỗ trợ Vũ Hán từ nơi khác đến bị nhiễm, tại sao bùng phát COVID-19 ở Bắc Kinh lần này có nhiều nhân viên y tế bị nhiễm?
– Tại sao bùng phát dịch bệnh của Bắc Kinh khi bỏ phong tỏa lại có rất nhiều người già bị bệnh nặng và qua đời? Tại sao không có chuẩn bị chu đáo cho họ trước khi bỏ phong tỏa?
Bài viết còn nói: “Có rất nhiều ‘chuyên gia’ và nhà lãnh đạo đã giành được danh hiệu danh dự quốc gia, họ nên nỗ lực làm việc. Các chuyên gia nên sớm phát triển các loại vắc-xin hữu hiệu và các loại thuốc đặc trị để không phụ lòng mong đợi và danh hiệu vinh dự của nhân dân”.
Sau cùng bài đăng kết luận: “Thay vì dùng 3 năm làm xét nghiệm axit nucleic, phong tỏa cộng đồng, xây dựng bệnh viện cabin để kéo hàng ngàn người đi cách ly, phải chi các quan chức của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia sớm giải quyết tình trạng lây nhiễm COVID-19 cùng vấn đề khó khăn trong việc tìm kiếm điều trị y tế và nhập viện, sớm nắm bắt nghiên cứu và phát triển các loại vắc-xin hiệu quả và các loại thuốc đặc trị”.
- Mời xem thêm các bài về dịch bệnh ở Trung Quốc tại đây.
Dịch bệnh đã bùng phát trước khi bỏ ‘Zero COVID’?
Ngoài ra, trong một video trực tuyến, có bác sĩ Trung Quốc Đại Lục cũng đặt câu hỏi:
– “Tại sao đợt bùng phát COVID-19 ở Bắc Kinh này chỉ trong vòng 10 ngày hứng chịu 90% nhân viên y tế bị lây nhiễm? Bùng phát COVID-19 ở Bắc Kinh không giống với tình hình các nước khác mà chúng ta từng chứng kiến?”
– “Trong vòng chưa đầy 10 ngày, gần như cùng một lúc 90% đồng nghiệp làm việc gần gũi tôi đã bị nhiễm COVID-19! Chưa thấy tình trạng nhân viên y tế ở bất kỳ nước nào trên thế giới lâm cảnh nhiễm COVID-19 nhanh như vậy và tỷ lệ nhiễm cao như vậy, đây là điều chưa từng thấy.”
– “Nhân viên y tế có ý thức bảo vệ bản thân rất cao nhưng lại phải gánh chịu tình trạng bị lây nhiễm trên diện rộng, tình trạng cứ như không thấy được ý thức tự bảo vệ của họ. Thực tế bệnh viện liên tục nhấn mạnh đến việc các cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ bản thân trước COVID-19, đã đẩy mạnh công tác đào tạo, nhưng vẫn không thể ngăn chặn bùng phát dịch bệnh.”
Về vấn đề này, có quan chức cấp cao ở Bắc Kinh từng nói với Đài Á châu Tự Do (RFA), trước khi việc phòng chống dịch bệnh được nới lỏng ở thủ đô Bắc Kinh đã có một số lượng lớn các ca nhiễm COVID-19 trong hệ thống y tế, nhiều nhân viên y tế và người già đã bị nhiễm, số người chết tăng cao và nhà tang lễ quá tải, hệ thống y tế suy sụp, nhưng khi đó chính quyền luôn che giấu tình hình. Ông cũng tiết lộ việc che đậy dịch bệnh diễn ra trên quy mô lớn đã trực tiếp dẫn đến cái chết của một số lượng lớn quan chức cấp cao đã nghỉ hưu.
Tương tự, ngày 30/12 năm ngoái, New York Times dẫn lời một số bác sĩ bệnh viện tư nhân ở Bắc Kinh nói rằng họ được yêu cầu “cố gắng tránh ghi suy hô hấp do viêm phổi nặng là nguyên nhân chính gây tử vong”.
Từ khóa COVID-19 Dịch bệnh ở Trung Quốc Dịch bệnh ở Bắc Kinh Bắc Kinh viêm phổi Vũ Hán