Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát đi tín hiệu: Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ mở cửa hơn nữa, và sẽ mở cửa trên quy mô lớn, được gọi là “mở cửa thể chế”. Tuy nhiên, sau khi tin tức liên quan được đưa ra, không có nhiều phản ứng và chuyển động trong và ngoài nước. Vào cuối năm, ông Tập Cận Bình có chuyến đi tới Thượng Hải, cố gắng bắt chước chuyến công du phía Nam của ông Đặng Tiểu Bình năm 1992, với hy vọng đạt được hiệu quả như lời nói của ông Đặng Tiểu Bình hồi đó và một lần nữa thu hút đầu tư nước ngoài trên quy mô lớn. Nhưng kết quả lại trái với ý muốn ban đầu.

Tap Can Binh 1
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. (Ảnh: Ken Ishii-Pool/Getty)

Khi nói đến “mở cửa thể chế”, một vấn đề đơn giản là: Liệu các chi bộ của ĐCSTQ và hoạt động của họ trong doanh nghiệp có thể bị dừng lại hay không? Ở Trung Quốc, không chỉ doanh nghiệp nhà nước phải có cấp ủy, chi bộ đảng, mà doanh nghiệp tư nhân cũng phải có, đến thời ông Tập Cận Bình, doanh nghiệp Hồng Kông, Đài Loan cũng phải có, cuối cùng ngay cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng buộc phải thành lập các chi bộ của ĐCSTQ. Trong 10 năm qua, những người như ông Tập Cận Bình, ông Vương Hỗ Ninh, v.v, đã nhắc lại câu nói của Mao: “Đông, tây, nam, bắc, trung, đảng lãnh đạo tất cả.” Ý tứ rất rõ ràng, không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc đặt dưới sự kiểm soát của đảng, mà cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng không được phép thoát khỏi sự kiểm soát của đảng.

Sau tất cả những thăng trầm của thời kỳ Tập Cận Bình, cỗ máy kéo kinh tế của Trung Quốc bị đình trệ và tăng trưởng kinh tế chấm dứt. Ông Vương Hỗ Ninh và những người khác lại đặt ra một thuật ngữ mới “phát triển chất lượng cao” để tô vẽ lại bề ngoài cho mình một bề ngoài và tìm lối thoát tiếp theo. Trên thực tế, tại thời điểm này, chính quyền Tập Cận Bình đã không thể kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, gọi không được vốn đầu tư nước ngoài quay lại, không đánh thức được thị trường. Có rất nhiều lý do khác nhau:

Một là vấn đề tín dụng. Chế độ Tập hiện tại, cái gọi là Chính phủ Trung Quốc, đã mất hết uy tín và mắc kẹt trong bẫy “Tacitus” (dùng để chỉ tình trạng người dân đánh mất niềm tin vào đất nước). Không ai tin bất cứ điều gì ông ta nói. Không ai tin, dù nói thế nào thì cũng không ai tin. Người dân trong và ngoài nước Trung Quốc nghi ngờ rằng cái gọi là “mở cửa quy mô lớn” chỉ là một sự lừa dối khác và là một biện pháp tạm thời sau khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái.

Ví dụ, các doanh nghiệp tư nhân đã trong thời đại Tập Cận Bình, các ngành nghề lần lượt bị càn quét, các doanh nghiệp tư nhân ai ai cũng lo sợ. Ngay cả khi đưa ra biện pháp “106”, nhưng làm sao có thể dễ dàng huy động được tính tích cực của doanh nghiệp tư nhân?

Một ví dụ khác là doanh nghiệp nước ngoài và đầu tư nước ngoài, dưới thời đại Tập Cận Bình, chính sách “Zero-COVID” nghiêm ngặt và phong tỏa thành phố đã được thực hiện, điều này đã ngăn chặn hậu cần (logistic) quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng quốc tế. Doanh nghiệp nước ngoài và đầu tư nước ngoài buộc phải rút khỏi Trung Quốc và chuyển sang nước khác. Ngoài ra, chính quyền Tập Cận Bình còn chống Mỹ, chống phương Tây, phản cải cách và mở cửa trong nhiều năm đã tạo động lực cho sự tách biệt và đẩy nhanh sự rút lui của doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài. Có vẻ như chính quyền Tập Cận Bình cho đến ngày nay mới nhận ra hậu quả nghiêm trọng? Do đó mới một lần nữa kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài cho rằng đó chỉ là tuyên truyền chính trị.

Thứ hai, thế giới bên ngoài nghi ngờ rằng chế độ của Tập Cận Bình không ổn định. Sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình tập trung quyền lực chưa từng có, dùng người không khách quan (dùng người chỉ xem xét trên quan hệ thân thiết giữa cá nhân với nhau, không đánh giá đạo đức, tài năng), muốn làm gì thì làm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng lần lượt biến mất, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vẫn bỏ trống, chứng tỏ Tập Cận Bình không còn người. Quân chủng Tên lửa, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, Cục Phát triển Thiết bị và Bộ Quốc phòng đều bị thanh trừng, chứng tỏ không có nhiều tướng lĩnh quân đội trung thành với Tập và không ai có thể tin cậy được. Cùng với cái chết bí ẩn của cựu Thủ tướng theo chủ nghĩa cải cách Lý Khắc Cường, thế giới bên ngoài cảm thấy tình hình chính trị Trung Quốc không ổn định, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện lớn.

Thứ ba, cơ hội không còn nữa. Năm xưa, ông Đặng Tiểu Bình luôn nói “phải nắm bắt cơ hội”, ám chỉ cơ hội trong chuỗi sản xuất và chuyển dịch vốn của các nước phát triển. Khi đó Trung Quốc đã có những cơ hội và họ đã nắm bắt chúng, giành được một lượng lớn đầu tư nước ngoài và tái thiết Trung Quốc. Nhưng hiện nay, cơ hội này đã trôi qua, mô hình lao động dồi dào, lương thấp, chi phí thấp của Trung Quốc đã lỗi thời. Dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước như Ấn Độ, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Một khi nguồn vốn quốc tế đã thay đổi, việc đảo ngược nó có dễ dàng không? Những năm gần đây, những dòng tít như thế này xuất hiện ngày càng thường xuyên trên báo chí: “Thêm một ông lớn quốc tế tuyên bố rút khỏi Trung Quốc”; “Thêm một sự chuyển dịch lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Dây chuyền sản xuất của Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam”…

Hơn nữa, liên quan đến các vấn đề thương mại không công bằng và đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc, chính quyền Tập Cận Bình vẫn chưa giải quyết và không có ý định giải quyết chúng. Ví dụ, trong ngành công nghiệp xe điện mới nổi, ĐCSTQ thông qua các thủ đoạn chiến tranh không hạn chế như sao chép công nghệ nước ngoài, trợ cấp lớn của chính phủ, xây dựng nhà máy bất ngờ, bán phá giá, v.v, để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường quốc tế, loại bỏ doanh nghiệp cùng ngành nghề ở các quốc gia khác, kết quả là doanh số bán ô tô của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và Đức, và đứng ở vị trí đầu. Những thủ đoạn “vượt lên” thô thiển như vậy vi phạm các chuẩn mực quốc tế, làm suy yếu trật tự kinh tế quốc tế và khiến tất cả các nước thấy phản cảm.

Mặc dù Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác đã đàm phán với ĐCSTQ trong nhiều năm, nhưng các vấn đề sao chép, vi phạm bản quyền và ăn cắp bản quyền của Trung Quốc bị quốc tế chỉ trích vẫn còn còn nghiêm trọng. “Học công nghệ kỹ thuật của phương Tây để dùng nó chống lại phương Tây” là khẩu hiệu của triều đại Mãn Thanh, triều đại Mãn Thanh đã không làm được nhưng triều đại đỏ của ĐCSTQ đã làm được. Hãy nhìn vào thị trường ô tô điện có doanh số lớn nhất thế giới của Trung Quốc, các sản phẩm công nghệ chủ chốt của nó là lidar đều đến từ nước ngoài:

  • Năm 2015, các nhà đầu tư nhà nước Trung Quốc mua lại công ty thiết kế cảm biến OmniVision của Mỹ; công ty ô tô Trung Quốc Geely đầu tư vào công ty Luminar của Mỹ; 
  • Năm 2018, China Investment Corporation hợp tác với Goldman Sachs của Mỹ để mua lại American Boyd Corporation; 
  • Năm 2022, Tập đoàn CITIC của Trung Quốc và công ty Quanergy Systems của Mỹ đã hoàn tất thương vụ sáp nhập ngược trị giá 1,4 tỷ USD. 

Mục đích của tất cả những hành động này là cho phép các công ty Trung Quốc đánh cắp công nghệ lidar của Mỹ. 

Năm 2015, Quỹ Bán dẫn Quốc gia Trung Quốc đã tài trợ cho NavTech mua lại công ty Silex của Thụy Điển để lấy được công nghệ lidar của Thụy Điển. Hesai Technology, nhà sản xuất lidar lớn nhất Trung Quốc, lần đầu tiên hợp tác với Bosch, một công ty nắm giữ bằng sáng chế lidar lớn của Đức và là nhà cung cấp ô tô hạng nhất. Vào tháng 11/2022, họ đã nhận được khoản vay 700 triệu nhân dân tệ từ một ngân hàng quốc doanh Trung Quốc,  đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã được tổ chức tại Mỹ vào tháng 2/2023, huy động được 190 triệu USD…

Trần Phá Không
(Bài viết đăng trên RFA, thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả.)