Ông Đinh Lượng (Eric Feigl-Ding), một nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế cộng đồng nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa, dự đoán rằng trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung Quốc, tức là 840 triệu người (tương đương hơn 10% dân số thế giới), sẽ nhiễm virus corona mới (COVID-19), và hàng triệu người có thể chết vì dịch.

id13887520 shenyang
Vào tháng 12/2022, một đoạn video được đăng trên Internet cho thấy một bệnh viện ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, có nhiều xác chết chưa được xử lý. (Ảnh cắt từ video)

Mặc dù Tạp chí Phố Wall (WSJ) cùng nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đồng loạt đưa tin về dịch virus Vũ Hán đã tái bùng phát ở Trung Quốc, cùng hàng loạt bằng chứng bệnh việnnhà tang lễ đều quá tải, nhưng nguồn tin chính thức của nhà nước Trung Quốc chỉ là 5.242 ca tử vong từ đầu đại dịch đến nay, chỉ tăng thêm 5 ca (đều ở Bắc Kinh) mấy ngày vừa qua.

Một nhân viên của nhà tang lễ Đông Giao nói với phóng viên WSJ rằng những ngày này đều nhận 30 đến 40 thi thể mỗi ngày, và nay tổng số đã khoảng 200.

Ông Đinh Lượng, đồng sáng lập Mạng lưới Liên hợp Y tế Thế giới và là người đứng đầu EndCoronaVirus.Org ở New England, cho rằng ĐCSTQ chuyển ngoặt từ chính sách zero-COVID hà khắc hoàn toàn sang buông lỏng, sẽ khiến số người bị nhiễm bệnh ở Hoa Lục tăng vọt, mặc dù có thể có nhiều người chết hơn, nhưng cũng khiến thời điểm đỉnh cao của bệnh dịch đến nhanh hơn và qua đi nhanh hơn.

Ông Alex Cook, phó hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, nói với Reuters: “Mỗi đỉnh điểm của một đợt dịch mới ở một quốc gia, đều có nguy cơ xuất hiện biến thể mới [của virus này]. Và đợt bùng phát càng nghiêm trọng [nhiều người nhiễm] thì rủi ro đó càng cao. Lần tái bùng phát ngày nay ở Trung Quốc là rất nghiêm trọng.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết vào ngày 19/12 rằng virus viêm phổi Vũ Hán có thể sinh ra biến thể mới ở Trung Quốc và “trở thành mối đe dọa cho người dân ở những nơi khác.”

Ông Hứa Văn Ba, giám đốc Viện Virus học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 20/12 rằng các biến thể mới xuất phát từ Omicron —là BQ.1 và XBB— đã truyền vào Trung Quốc.

Một phóng viên của Reuters đã đến để quan sát một nhà tang lễ ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh vào thứ Bảy (17/12) tuần trước. Đã chứng kiến có các nhân viên bảo vệ đang tuần tra ở lối vào của nhà tang lễ, các ô-tô xếp hàng dài, và những nhân viên mặc đồng phục phòng hộ đang vận chuyển thi thể vào nhà tang lễ. Reuters cho biết phóng viên của họ không thể xác nhận liệu những người chết trong xe tang có phải đều là các trường hợp nhiễm virus corona hay không.

Ông Vương Quý Cường, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Số 1 Đại học Bắc Kinh, tiết lộ trong một cuộc họp báo vào ngày 20/12 rằng Trung Quốc hiện xác định cái chết do nhiễm virus corona mới thế này: “Các trường hợp tử vong do viêm phổi và suy hô hấp do chủng mới của virus corona được xếp vào nhóm tử vong do nhiễm chủng virus corona mới. Các trường hợp tử vong do các bệnh khác và các bệnh cơ bản như bệnh tim mạch, mạch máu não, nhồi máu cơ tim, v.v., được xếp vào nhóm tử vong do do nhiễm virus corona mới. Đừng phân loại nó là một ca tử vong do COVID-19.”

Điều đáng chú ý là ông Trương Văn Hoành, giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, người từng biến mất khỏi công chúng ở Trung Quốc, gần đây đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông địa phương ở Thượng Hải. Theo báo cáo ngày 20/12 của The Paper (Bành phái Tân văn, báo Trung Quốc), ông Trương Văn Hoành từ hôm 17/12 đã chỉ ra rằng lô vắc-xin đầu tiên do người Trung Quốc tiêm chủng là đến từ chủng virus ban đầu, đã làm giảm khả năng bảo vệ chống lại virus corona mới đã biến đổi nhiều lần, và rất khó để ngăn ngừa tái nhiễm. Một số nước phương Tây từ lâu đã kêu gọi Trung Quốc giới thiệu vắc xin mRNA có tính bảo vệ cao từ phương Tây, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn từ chối.

Ông Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, hôm 14/12 đã chỉ trích gay gắt quyết định đột nhiên đảo người chính sách phòng dịch đã dẫn đến số ca nhiễm tăng đột biến. Ông chỉ ra rằng các biện pháp ngăn chặn không hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh, và số ca nhiễm mới kỳ thực đã bùng phát trước khi ĐCSTQ quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa, đồng thời nói rằng thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay là đảm bảo có đủ số người được tiêm phòng.