Trong dịp Halloween ở Thượng Hải vừa qua, suy thoái kinh tế của Trung Quốc bất ngờ trở thành tâm điểm. Vấn đề khó tìm việc làm và khó kiếm tiền cũng được thể hiện một cách sáng tạo.

Halloween Thuong Hai
Tạo hình Halloween của giới trẻ Thượng Hải đã thu hút sự chú ý và bàn tán sôi nổi từ thế giới bên ngoài. (Ảnh: NTDTV tổng hợp)

Một cô gái [đóng giả] xin ăn dựng một tấm biển ghi “sinh viên Khoa học Xã hội“, trên tay cầm một chiếc bát kim loại; còn có một sinh viên đại học y [đóng giả] đang chịu đói cũng cầm một chiếc bát ăn xin, những người khác giả làm “sinh viên kiến ​​trúc”“sinh viên Máy tính”, nhân viên IT nhập cư, v.v.

Tại lễ hội, có người đã viết trên một tấm bìa cứng: “Những người bình thường hóa trang thành chính mình đã khó rồi, nên không hóa trang thành bất cứ thứ gì trong dịp Halloween cũng không sao”.

Blogger weibo ‘Dai ruo mu yi’ đã viết trong một bài đăng nhận được hàng chục ngàn lượt thích:

“Halloween ở Thượng Hải bề ngoài trông giống như một lễ hội hóa trang, nhưng đằng sau lại là những nỗi đau trong lòng của người dân bình thường. Cuối cùng, nỗi đau đã có cơ hội được trút bầu tâm sự và chia sẻ vào một ngày cụ thể.”

Ngoài ra còn có hai người nam mặc đồng phục của những người hành nghề thương mại điện tử, cầm tấm biển “Nếu một người tham gia thương mại điện tử, cả làng gặp tai ương”, và khuyên những người khác không nên tham gia vào ngành này. Thương mại điện tử từng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất Trung Quốc, đã chứng kiến ​​doanh số sụt giảm mạnh và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, màn hóa trang được cư dân mạng công khai bình chọn là đáng sợ nhất, chính là một người nam hóa trang cắt rau hẹ phiên bản “Shanghai Composite Index”. Trên người anh ta là biểu đồ của chỉ số Shanghai Composite, chỉ số này chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kinh ngạc, một tay thì cầm rau hẹ.

Tại quốc gia mà các hộ gia đình có ít kênh đầu tư như Trung Quốc, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là rất đáng sợ, đặc biệt khi thị trường nhà ở Trung Quốc bùng nổ rồi sụp đổ. Vào ngày 23/10, chỉ số Shanghai Composite giảm xuống giá trị thấp nhất kể từ ngày 1/11/2022 và chỉ số thành phần Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến giảm xuống giá trị thấp nhất kể từ ngày 15/8/2019.

Halloween
Tạo hình Halloween của giới trẻ Thượng Hải đã thu hút sự chú ý và bàn tán sôi nổi. (Ảnh: NTDTV tổng hợp)

Mượn Halloween để trút nỗi bất mãn mà không lo rủi ro chính trị

Những người có mặt tại hiện trường cho rằng giới trẻ chịu áp lực cạnh tranh quá lớn và cần một lối thoát để giải tỏa.

Tiêu Phan (Xiao Pan), một người tham gia Halloween, nói với CNN: “Mọi người đã kìm nén cảm xúc của mình quá lâu”.

Anh nói: “Vì vậy, khi họ tìm thấy một cơ hội như thế này, họ muốn thể hiện con người thực sự của mình. Halloween là cơ hội để bày tỏ suy nghĩ của mình mà không phải lo lắng về rủi ro chính trị.”

Trung Quốc có 296 triệu lao động nhập cư phải đối mặt với tình trạng tăng lương chậm lại, những sinh viên mới tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong khi tìm việc làm, tầng lớp trung lưu thành thị chịu tổn thất nặng nề trong cuộc khủng hoảng bất động sản, và những người giàu có đang bước đi loạng choạng vì các cuộc đàn áp của chính quyền đối với các ngành Internet, tài chính và y tế.

Vào tháng 8 năm nay, Chính phủ Trung Quốc công bố dữ liệu gây sốc rằng trong số công dân Trung Quốc từ 16 đến 24 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đạt mức cao kỷ lục 21,3%. Sau đó, chính quyền nhanh chóng quyết định đình chỉ việc công bố dữ liệu thất nghiệp của thanh niên thành thị.

Dưới áp lực kinh tế, người dân Trung Quốc gặp khó khăn trong việc kiếm tiền

Áp lực kinh tế đang gây ra nhiều xích mích hơn trong xã hội Trung Quốc. Tiền đang chạy trốn với tốc độ nhanh chóng, cùng với việc mọi người tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Sự phẫn nộ của công chúng đối với tình trạng tham nhũng của quan chức đang lan rộng, và sự tức giận của tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.

Trong sự kiện Halloween, có người đóng vai anh Lý Giai Kỳ (‘ông hoàng livestream’ bán hàng của Trung Quốc) tiết lộ hoàn cảnh khốn cùng của những người lao động nhập cư trong phòng phát sóng trực tiếp, ghi lại câu nói “Có đắt đâu?”

Anh Lý Giai Kỳ giới thiệu bút chì kẻ mày Huaxizi giá 79 nhân dân tệ trong một sự kiện phát sóng trực tiếp, khi thấy cư dân mạng để lại bình luận nói rằng mọi thứ ngày càng đắt đỏ, anh hỏi: “Có đắt đâu?” Sau đó, anh cũng nói: “Đôi khi, nên tự tìm lý do ở bản thân, nhiều năm như vậy lương có tăng không? Làm việc có nghiêm túc không?”

Câu nói này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Nhiều người cho biết: “Người bình thường kiếm tiền thực sự rất vất vả.”

Bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc tiếp tục gia tăng Vào năm 2022, khoảng cách giữa 20% hộ gia đình thành thị có thu nhập khả dụng bình quân đầu người cao nhất và 20% hộ gia đình có thu nhập thấp đã lên tới 6,3 lần. Đây là khoảng cách lớn nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu vào năm 1985.

Ông Lý Khắc Cường, cựu Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua đời, đã công khai tuyên bố vào tháng 5/2020 rằng 600 triệu người ở Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Nếu bất bình đẳng về thu nhập gây ra tình trạng bất ổn xã hội, thì sự chỉ trích của công chúng có thể sẽ nhắm vào ĐCSTQ.

Hôm thứ Năm, ngay cả cơ quan tình báo Trung Quốc, vốn thường né không hỏi nhiều về các vấn đề kinh tế, cũng đã công khai cam kết tham gia “tích cực” vào việc bảo vệ sự ổn định kinh tế.

Bộ An ninh quốc gia ĐCSTQ hôm thứ Năm (01/11)  tuyên bố sẽ trấn áp những người cố gắng “làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu đối với Trung Quốc” bằng cách truyền bá quan điểm tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc.

Mới đây, lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, đã thực hiện một cuộc thanh tra hiếm hoi đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, đồng thời triệu tập các cuộc họp kín, liên quan đến các cuộc họp công tác tài chính quốc gia với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ vào ngày 30 và 31/10.

Hội nghị công tác tài chính quốc gia gần đây nhất được tổ chức vào năm 2017. Cuộc họp này ban đầu dự kiến ​​được tổ chức vào mùa thu năm 2022, nhưng đã bị hoãn lại do dịch COVID-19 và Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ được tổ chức vào cuối tháng 10 năm ngoái.