Mới đây, cô Giả Tiểu Ngọc, mẹ của một cậu bé là nạn nhân vắc-xin ở Hà Bắc, Trung Quốc đã bị kết án 4 năm tù vì bảo vệ quyền lợi của con mình. Cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ trước điều này: “Thật không thể tin được, một đòn kép!”

nan nhan vac
Cha mẹ có con tàn tật vì vắc-xin Trung Quốc phản đối (Ảnh chụp màn hình MXH)

Theo báo cáo của Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền ngày 3/12, Giả Diệu Kiệt, con trai cô Giả Tiểu Ngọc, ở huyện Thuận Bình trực thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, bị khuyết tật cả về thể chất và trí lực do tiêm phòng bệnh bại liệt khi cậu bé mới 2 tháng rưỡi (tháng 7/2016).

Cậu bé bị liệt hoàn toàn chi dưới bên trái, teo cơ, trật khớp háng, biến dạng khớp bàn chân, vẹo cột sống, giảm trí lực, dẫn đến chứng tự kỷ, không thể giao tiếp với người khác, thậm chí không thể gọi “mẹ”.

Ngày 1/2 năm nay, sau khi Giả Tiểu Ngọc nộp đơn lên Cục Văn thư và Kiến nghị Quốc gia Trung Quốc, yêu cầu chi trả phí điều trị y tế và phí sinh hoạt cho con trai mình, cô đã bị các nhân viên an ninh hắc ám từ Văn phòng Công an huyện Thuận Bình ngăn chặn một cách thô bạo và đưa trở về Hà Bắc.

Sau đó cô bị Văn phòng Công an huyện Thuận Bình giam giữ 3 lần cho đến khi bị bắt. Sau khi bị tạm giam 10 tháng, Tòa án huyện Thuận Bình, thành phố Bảo Định kết án cô 4 năm tù vào ngày 27/11, thời hạn thụ án từ ngày 12/3/2023 – 11/3/2027.

Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc dùng vụ việc này để đe dọa và đàn áp cha mẹ của những đứa trẻ là nạn nhân của vắc-xin.

Giả Tiểu Ngọc bị đàn áp, luật pháp trở thành công cụ riêng để chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhằm trừng phạt những công dân dám đứng lên bảo vệ quyền lợi của họ. Văn phòng Công an và Cơ quan Tư pháp huyện Thuận Bình đã hợp tác chặt chẽ với nhau, để đưa Giả Tiểu Ngọc vào tù.

Cha mẹ của những trẻ là nạn nhân của vắc-xin rất tức giận về điều này. Họ cho rằng: “Quyền lực công quyền không bị ước thúc ắt sẽ hoành hành ngang ngược. Quyền lực công hành ác mới là tội ác lớn nhất!”

Tình trạng khuyết tật do vắc-xin gây ra là gánh nặng không thể chịu đựng được đối với các gia đình. Cuộc đàn áp tàn bạo thứ hai của quyền lực công với người dân chính là thảm họa do con người gây ra.

(Nội dung Twitter: “Theo tin tức do Mạng lưới Bảo vệ Quyền công bố ngày 3/12, mới đây, cô Giả Tiểu Ngọc, mẹ của cậu bé là nạn nhân vắc-xin ở Bảo Định, Hà Bắc, đã bị chính quyền kết án 4 năm tù, vì kiến ​​nghị bảo vệ quyền lợi của mình. Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền chỉ ra rằng chính quyền lợi dụng vụ việc này để đe dọa và đàn áp cha mẹ của những đứa trẻ là nạn nhân của vắc-xin. Luật pháp đã trở thành công cụ để chính quyền trừng phạt những người khiếu kiện.”)

Về việc này, một số cư dân mạng trên nền tảng X than thở:

“Thật không thể tin được, một đòn kép!”

“Một đất nước như vậy không có tương lai.”

“Người dân Trung Quốc thật tội nghiệp!”

“Chừng nào bọn cướp và xã hội đen ĐCSTQ chưa bị tiêu diệt, thì người dân vẫn sẽ gặp họa liên miên.”

Một số cư dân mạng còn chỉ ra: “Ở đất nước này, người dân phải thức tỉnh. Thậm chí, một số người còn không có cơ hội phản tỉnh thì đã trực tiếp đến gặp Marx! Vì vậy, các quan chức nắm giữ một chân lý: Chỉ có người chết mới không nói nhảm.”

Nhiều sự cố về vắc-xin khiến dư luận lo ngại

Sự cố vắc-xin tỉnh Sơn Tây xảy ra vào năm 2007, nhiều trẻ em bị thương và tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Vụ việc đã bị truyền thông và chính quyền địa phương che giấu trong một thời gian dài, mãi đến năm 2010 mới được công khai, liên quan đến việc chính quyền địa phương không hành động, và cáo buộc cấp phép bất hợp pháp cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn sản xuất vắc-xin.

Sự cố vắc-xin tỉnh Sơn Đông xảy ra vào năm 2016, liên quan đến 18 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, số tiền liên quan lên tới 570 triệu nhân dân tệ (hơn 80 triệu USD).

Vắc-xin bị hỏng do không đáp ứng tiêu chuẩn dây chuyền lạnh trong quá trình vận chuyển và bảo quản, nhưng những người liên quan vẫn bán vắc-xin mặc dù họ biết nó đã bị hỏng. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Sự cố vắc-xin hết hạn ở huyện Kim Hồ, tỉnh Giang Tô xảy ra vào năm 2019. Phản ứng bất lợi đã xảy ra ở trẻ em tiêm vắc-xin bại liệt ở huyện Kim Hồ, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Người ta phát hiện các lô vắc-xin hết hạn đã được trộn lẫn, liên quan đến 145 trẻ nhỏ.

Sự cố vắc-xin hết hạn đã tồn tại từ lâu, có thể có tới 20.000 trẻ sơ sinh. Vụ việc ngày càng leo thang, thậm chí còn xảy ra xung đột nhân sự.

Năm 2019, sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát ở Trung Quốc, người dân Trung Quốc thường được tiêm một hoặc nhiều mũi vắc-xin ngừa COVID do trong nước sản xuất. Di chứng do vắc-xin này gây ra còn nghiêm trọng hơn.

Internet đưa tin, một lượng lớn thanh niên đang mắc các loại bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, nốt phổi… Một số chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng các bệnh về da khác nhau có liên quan đến tiêm chủng, như nổi mề đay.

Nhiều bệnh nhân bạch biến trên Tik Tok cũng lên tiếng, chỉ ra rằng tất cả là lỗi của vắc-xin COVID sản xuất trong nước.