Ngày 8/2/2021, hàng chục cảnh sát và cảnh sát đặc nhiệm thành phố Đông Quan, Quảng Đông đã phá khóa cửa để đột nhập vào nhà của học viên  Pháp Luân Công Lý Diễm Hà và thực hiện các hành vi bất hợp pháp như lục soát, tịch thu tài sản và bắt giữ học viên này.

A1 4
Cảnh tượng lộn xộn tại nhà các học viên Pháp Luân Công sau khi bị cảnh sát lục soát, thu giữ tài sản và bắt giữ phi pháp. (Ảnh: mạng Minh Huệ)

Cảnh sát cậy phá két an toàn trong nhà bà Lý và vét sạch 20.000 USD, 5.000 Nhân dân tệ (tổng tương đương 480 triệu đồng) và các vật dụng khác, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động, chìa khóa nhà, chìa khóa xe riêng…, sau đó kéo bà đi và để lại căn nhà trong tình trạng vô cùng lộn xộn.

2021 3 5 i105129 08
Bà Lý Diễm Hà (mạng Minh Huệ)

Cảnh tượng trên chỉ là một ví dụ nhỏ về những gì mà người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã và đang gặp phải. Trong 21 năm bức hại đằng đẵng, có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát ĐCSTQ cướp đi lượng lớn tiền mặt bất hợp pháp?

Cướp tiền khắp cả nước

Tỉnh Liêu Ninh: Ngày 26/6/2020, học viên Nhâm Hải Phi đã bị cảnh sát Đại Liên bắt cóc, đồng thời lục soát căn hộ và lấy đi 550.000 Nhân dân tệ tiền mặt, thẻ nhớ và ổ đĩa flash trị giá 200.000 Nhân dân tệ (tổng tương đương 2 tỷ 660 triệu đồng).

Mạng Minh Huệ của Pháp Luân Công đưa tin, trong năm 2020, ít nhất 586 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ và đột nhập gia cư bất hợp pháp, xếp thứ sáu trong cả nước. Hơn 2,82 triệu Nhân dân tệ tiền mặt (tương đương gần 10 tỷ đồng) đã bị cướp đi.

Nạn cướp bóc bất hợp pháp các tài sản giá trị lớn lan rộng khắp cả nước.

Tỉnh Hồ Bắc: Ngày 14/7/2020, Đội An ninh Quốc gia Cục Quận Giang An, cùng với hàng chục cảnh sát từ Sở Cảnh sát Hầu Hồ, Vũ Hán đã đột nhập vào nhà học viên 85 tuổi Triệu Hi Khánh và cướp đi 250.000 Nhân dân tệ (tương đương 886 triệu đồng) tiền mặt cá nhân của ông.

Tỉnh Cát Lâm: Cũng trong năm nay, vào ngày 15/7, một nhóm cảnh sát từ Sở cảnh sát Cổ Thành, huyện Nông An đã đập vỡ cửa sổ nhà của học viên Cao Tiểu Kỳ ở tầng ba, trèo vào phòng và tịch thu bất hợp pháp 170.000 Nhân dân tệ (tương đương 602 triệu đồng) cũng như các đồ dùng cá nhân khác và sách.

Vào ngày 9/11 cùng năm, học viên Thôi Vi Vi sống tại thành phố Trường Xuân đã bị cảnh sát từ đồn cảnh sát thị trấn Hạnh Phúc ở quận Nam Quan bắt cóc trong khi cô đang tặng thông tin sự thật về cuộc bức hại cho người dân. Vào buổi trưa, 5 nhân viên cảnh sát đã đột nhập vào nhà cô và lục soát bất hợp pháp kéo dài mãi đến hết buổi chiều, họ lấy đi một xe đầy các đồ dùng và cướp đi hơn 200.000 Nhân dân tệ (tương đương 709 triệu đồng) tiền mặt cá nhân.

Tỉnh Sơn Đông: Ngày 22/7 cùng năm trong năm 2020, học viên Vương Khả Tú ngụ tại Duy Phường đã bị cướp 55.000 Nhân dân tệ (tương đương 195 triệu đồng) tiền mặt.

Ngày 18/12 cùng năm 2020, học viên Hoàng Chí Lực sống tại Lâm Ấp bị cướp 180.000 Nhân dân tệ (tương đương 638 triệu đồng).

v.v…

Cảnh sát: Chúng tôi bắt cô là để kiếm tiền

Vào ngày 4/3/2021, học viên Pháp Luân Công Trần Vĩnh Xuân sống ở thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, đã bị hàm oan qua đời tại bệnh viện.

Sự việc bắt đầu vào ngày 19/10/2015, trong lúc bắt cóc cô Trần, hai nhân viên cảnh sát đã nói với cô rằng: “Chúng tôi bắt cô là để kiếm tiền.”

Cô Trần sau đó bị kết án bất hợp pháp 5 năm tù cho đến ngày 18/10/2020 mới được thả khỏi Nhà tù Nữ Thẩm Dương. Vào thời điểm đó, do hậu quả từ việc trường kỳ bị hãm hại thảm khốc, cô không thể tự đi lại, thị lực bị sụt giảm nghiêm trọng, không thể phân biệt phương hướng, và thân thể gầy rộc đi như một que củi khô. Không đầy nửa năm sau, cô Trần ngậm oan ức qua đời trong bệnh viện.

Công tố viên và quan chức luật thừa nhận: bắt cóc và cướp tài sản là vi phạm pháp luật

Sau khi cảnh sát bắt cóc học viên Nhâm Hải Phi và lấy đi hơn 500.000 Nhân dân tệ (tương đương 1 tỷ 772 triệu đồng) tiền mặt mà không hề có bất kỳ một lệnh hợp pháp nào, vợ của ông Nhâm là cô Vương Tinh ở Hoa Kỳ đã gọi điện đến đồn cảnh sát để điều tra. Cô Vương đã nói với phóng viên tờ Epoch Times rằng một cảnh sát từ Sở cảnh sát quận Cam Tỉnh Tử, thành phố Đại Liên tiết lộ: “(về cơ bản) tất cả cảnh sát trong đồn cảnh sát đều tham gia vào vụ bắt cóc.”

Một lần, cô Vương gọi cho một đồn cảnh sát khác và hỏi xem ông Nhâm có bị giam giữ trong đồn của họ không. Cô nói, “Tôi đã kể về vụ bắt cóc chồng tôi. Viên cảnh sát tiếp điện thoại nói rằng hành vi này là bất hợp pháp và họ đáng bị kiện”.

Một nhân viên của viện kiểm sát ở quận Cam Tỉnh Tử của thành phố Đại Liên (người chưa biết rằng ông Nhậm là một học viên Pháp Luân Công) cũng nói với cô Vương rằng: “Bắt cóc và tịch thu tài sản là bất hợp pháp, và cô có thể kiện họ.”

Năm 1999, Tổng Bí thư ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã bí mật ra lệnh thực hiện các chính sách phi pháp nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công như “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “Đánh đập đến chết được xem như là tự tử,” “Không cần điều tra. Hỏa thiêu mà không cần nhận dạng”. Cuộc đàn áp bất hợp pháp này đã kéo dài 21 năm và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Pompeo: 21 năm bức hại Pháp Luân Công là quá lâu và phải chấm dứt

Luật sư: Đây chính là cướp bóc lột sạch

Khi ông Nhâm Hải Phi cũng như các học viên Pháp Luân Công khác bị bắt cóc và bị cướp đi một lượng lớn tài sản cá nhân, ông Lại Kiến Bình (Lai Jianping), cựu luật sư Bắc Kinh và là thạc sĩ luật từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, đã nói với phóng viên của tờ Epoch Times rằng: “Đây chính là cướp bóc lột sạch. Đây chính là bọn cướp. Tất cả tiền đều bị cướp lấy.”

“Đây là một kiểu đàn áp chính trị, thực chất là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Ví dụ: về hành hạ ngược đãi thân thể như đánh, chửi mắng, bỏ tù (giam giữ) bạn, kết án, tra tấn; về phương diện kinh tế như cướp đoạt, cắt đứt nguồn sống. Tất cả các loại uy hiếp, về vật chất, tinh thần, thể chất…”

“Luật nào quy định rằng nếu bạn tin vào Pháp Luân Công, thì có thể tước đoạt tài sản của bạn? Không có. Đây hoàn toàn là cuộc đàn áp tôn giáo trần trụi.”

“Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mọi thứ để tước quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Mục đích là trừng phạt những người tin theo Pháp Luân Công (các học viên).”

Luật sư Lại Kiến Bình nói thêm: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là bất hợp pháp, bởi vì quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công là quyền cơ bản của con người.”

“Tôi nghĩ rằng các học viên Pháp Luân Công rất, rất đáng kính trọng. Vì tín ngưỡng trong tâm, họ đã mạo hiểm trong nhiều năm để (đấu tranh) chống lại chế độ Cộng sản Trung Quốc, kiên cường và bền bỉ, để bảo vệ quyền tự do tôn giáo cơ bản của họ với tư cách là một con người. Họ đã trải qua bao đắng cay, bao tủi nhục như vậy…”

Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: