Trong nhiều năm qua, cựu vận động viên Olympic Hoàng Tiểu Mẫn đã thực hành môn tập Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công tu luyện trường phái Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tâm tính), hiện đang rất phổ biến trên toàn thế giới. 

412225009628 600x400 1
Cựu ngôi sao Olympic Hoàng Tiểu Mẫn. (Ảnh: The Epoch Times)

Đầu những năm 1980, cô Hoàng Tiểu Mẫn là nữ vận động viên đầu tiên trong “Ngũ đóa kim hoa” (Năm đóa hoa vàng, bao gồm Hoàng Tiểu Mẫn, Tiền Hồng, Trang Vịnh, Dương Văn Ý và Lâm Lỵ) của làng bơi lội Trung Quốc. Năm 1986, khi mới 17 tuổi, cô đã giành huy chương vàng nội dung 100m bơi ếch nữ tại Đại hội thể thao châu Á Seoul và trở thành người đầu tiên đăng quang ở nội dung bơi ếch nữ châu Á. Sau đó, cô giành thêm một huy chương bạc cho đoàn Trung Quốc tại Thế vận hội Seoul.

Từng là “nữ vương ếch” được nhiều người biết đến như một điểm sáng trong làng bơi lội thế giới, cô Hoàng Tiểu Mẫn sang du học Hàn Quốc sau khi giải nghệ vào năm 1994, cô tốt nghiệp Khoa Thể thao Xã hội của Đại học Myongji năm 1998, và trở thành huấn luyện viên sau đó.

Ngày 13/5/2017, cô Hoàng Tiểu Mẫn đã tham gia “Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới” lần thứ 18 và và kỷ niệm 25 năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền rộng toàn cầu tại Công viên Hangang, thủ đô Seol, Hàn Quốc. Cô nói: “13/5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Tôi tham gia sự kiện này với tấm lòng biết ơn. Những gì nhiều người thấy là thành tích rực rỡ của tôi trong giới thể thao, nhưng họ không biết rằng cơ thể tôi cũng đã hoàn toàn suy sụp.”

“Đặc biệt là sau khi tôi giải nghệ, cơ thể của tôi càng ngày sa sút hơn, nhưng những vấn đề này y học không thể giải thích. Tôi thường thức dậy vào buổi sáng mà không thể cử động cổ, mẹ tôi đã rất đau khổ ôm tôi vào lòng mà khóc: ‘Con mới chỉ đôi mươi mà thân thể đã như người ta 50, 60 tuổi, sau này con sẽ sống thế nào đây! Nếu con gặp chuyện gì, mẹ cũng không sống nổi nữa.’ Mẹ con tôi lúc đó vô cùng thống khổ,” cô Hoàng chia sẻ.

May mắn thay, sau đó cô ấy đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công và nhanh chóng hoàn toàn bình phục. Cô xúc động nói: “Tôi thực sự cảm ơn Sư phụ (Người sáng lập Pháp môn) đã ban cho tôi cuộc sống thứ hai. Ngài không chỉ dạy cho tôi nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, mà còn giúp tôi tẩy sạch căn bệnh tồi tệ trước đây của tôi, nên tôi mới có thể sống một cách trọn vẹn và hạnh phúc đến ngày hôm nay. Sự biết ơn đó thực sự khó có ngôn ngữ nào có thể diễn tả.”

Cuối cùng cô ấy nói: “Tôi hy vọng rằng vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trong tương lai, các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục có thể kỷ niệm ngày trọng đại này một cách tự do như chúng tôi.”

Lễ kỷ niệm vào ngày hôm đó đã thu hút rất nhiều người dân Hàn Quốc dừng lại xem, nhiều người đã quyết định học và tập Pháp Luân Công ngay tại chỗ. Nhiều học viên Pháp Luân Công Hàn Quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm tập luyện của họ.

falun dafa conference 600x400 1
Một Đại hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của Pháp Luân Công được tổ chức tại Brooklyn, New York hôm 17/5/ 2019 với hơn 10.000 người từ khắp nơi trên thế giới tề tựu về tham dự. (Nguồn: Edward Dye/The Epoch Times)
unnamed 3
Một buổi giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công tại Daejeon-Chungcheong Hàn Quốc (Nguồn: http://www.clearharmony.net/)

Theo thông tin phổ thông về sự nghiệp của cô Hoàng Tiểu Mẫn, cô là cựu vận động viên bơi lội của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, và là một trong 10 vận động viên xuất sắc nhất Châu Á năm 1987. Cô được biết đến là một trong “Ngũ đóa kim hoa” trong làng bơi lội Trung Quốc. Đồng thời cô cũng là Huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc và là một học viên Pháp Luân Công. Năm 1985, cô Hoàng Tiểu Mẫn đã phá kỷ lục quốc gia ở nội dung 100 mét và 200 mét bơi ếch. 

Năm 1986, cô Hoàng Tiểu Mẫn tham gia Á vận hội lần thứ 10 và chiến thắng đối thủ Nagasaki Hiroko của Nhật Bản trong khoảng cách thời gian suýt soát chỉ 0,01 giây. 

Vào tháng 9/1988, cô Hoàng Tiểu Mẫn giành huy chương bạc bơi ếch 200m nữ trong Thế vận hội Olympic,  phá vỡ thế trận cho đội tuyển Trung Quốc. Trong sự nghiệp vận động viên của mình, cô đã giành được 3 huy chương vàng Đại hội thể thao châu Á và 11 huy chương vàng World Cup bơi lội. 

Năm 1990, cô Hoàng Tiểu Mẫn lại giành được huy chương vàng bơi ếch tại Đại hội thể thao châu Á Bắc Kinh. Năm 1994, cô bị thấp khớp và rối loạn nhịp tim do tập luyện nặng trong thời gian dài, có nguy cơ bị liệt, do đó cô phải giải nghệ ở tuổi 23. 

Để phản đối cuộc đàn áp man rợ trường kỳ đối với người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ, cô đã công khai tuyên bố thoái xuất khỏi tổ chức này vào năm 2004. 

Nguồn: Trình Phi, minghui.org

Xem thêm: