Trước khi có lời hứa hay lời thề thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nếu đã hứa thì cần ghi nhớ để thực hiện đúng. Trong lịch sử có ghi chép lại về trường hợp Bảng nhãn Ngô Hoán thời Lê, bị quả báo vì làm trái lời thề.

Theo “Công dư tiệp ký” thì Ngô Hoán quê ở xã Thượng Đáp, huyện Thanh Lâm (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Trong “Hải Dương phong vật chí” có ghi chép về ông là: “Đỗ Bảng nhãn khoa Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức (1490), được tuyển vào Đông các làm chức Hiệu thư, có dự Tao Đàn nhị thập bát tú. Làm quan trải bốn triều tới chức Thượng thư bộ Lại”.

Bảng nhãn Đào Công Chính: “Đức thánh Chuyện Bảng nhãn thời Lê làm trái lời thề, bị quả báothuốc nam”
(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Theo “Thiên nam sự tích”“Công dư tiệp ký” thì năm 1490 Ngô Hoán 31 tuổi vượt qua được thi Hương, khi đi thi Hội thì phải qua con sông Uông. Thấy dòng sông cạn và hẹp có thể bắc cầu được liền vái Thần Sông rằng: “Nguyền được đỗ cao, xin bắc cầu để đền ơn”.

Ngô Hoán vượt qua tứ trường kỳ thi Hội, vào đến thi Đình đỗ cao thứ hai tức Bảng nhãn. Ngô Hoán làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông, đến năm 1494 thì được phong làm Phong các hiệu thư.

Năm 1495, vua Lê Thánh Tông sáng lập hội Tao Đàn, quy tụ 28 cây viết nổi tiếng nhất lúc đó, trong đó có cả Bảng nhãn Ngô Hoán.

Đến năm 1500, Ngô Hoán vì phạm lỗi mà bị mất hết chức tước phải đi sung quân, sự việc này được “Công dư tiệp ký” ghi chép rằng: “Trong khoảng niên hiệu Cảnh Thống, ông bị tội phải đi sung quân”. Từ một Bảng nhãn giữ chức quan to được gần Vua, bỗng chốc trở thành anh lính quèn, “Đại việt Sử ký Toàn thư” chép lại lý do rằng: “Biếm Đông các Hiệu thư Ngô Hoán, sung làm quân ở bản phủ vì tội đem việc trong triều nói với người ngoài”.

Dân gian cho rằng Ngô Hoán đã có lời thề mong được Thần Sông giúp đỡ cho đỗ cao, nhưng khi đỗ đạt làm quan, ông không hề có ý nghĩ thực hiện lời thề nên bị quả báo, mất luôn danh hiệu Bảng nhãn.

Ngô Hoán không nhận ra điều này để sửa sai, sang năm 1501 ông tiếp tục đi thi lại. Ngô Hoán vượt qua được tam trường kỳ thi Hương, nhưng đến trường tứ thì không được cho thi bởi vì đã phạm tội trước đó.

Đến năm 1505, vua Lê Uy Mục lên ngôi, tiếc tài năng của Ngô Hoán, liền bổ dụng lại Ngô Hoán, phong cho làm Hiến sát sứ Thanh Hoa (sau này là Thanh Hóa).

Năm 1509, vua Tương Dực lên ngôi, chọn Ngô Hoán làm Tán trị thừa tuyên sứ ty thừa tuyên sứ Thanh Hoa, được ít lâu Vua giao cho ông làm Thượng thư bộ Lại.

Đến thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Vua bị Mạc Đăng Dung bức bách nên phải trốn khỏi Kinh thành, Ngô Hoán đi theo giúp Vua. Mạc Đăng Dung liền cho người đuổi theo bắt được cả hai con của Ngô Hoán sai giết đi. Nhưng rồi sau Mạc Đăng Dung nghĩ lại, lại truyền người ngựa đến báo tha không giết nữa.

Dân gian kể rằng người đưa tin phóng ngựa đến con sông Uông, nơi khi xưa Ngô Hoán đã hứa với Thần Sông. Lúc đó trời đã tối, không có cầu để sang sông. Do đã tối nên cũng chẳng còn thuyền nào sang sông nữa, nên người đưa tin phải ở lại chờ đến sáng hôm sau.

Sáng hôm sau người đưa tin lên thuyền qua được sông thì đã muộn, cả hai con trai của Ngô Hoán đều mất mạng rồi. Ngô Hoán nếu khi xưa bắc cầu đúng như lời thề thì hẳn là hai con của ông đã không phải chết.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video “Lý trí làm người mới là lựa chọn thông minh nhất”: