Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, quan điểm này ngày càng phổ biến trong các quan sát bình luận quốc tế từ đầu năm nay. Trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Hồng Kông Nghiêm Thuần Câu đã chia sẻ góc nhìn của cá nhân ông về vấn đề này.

shutterstock 531949564
(Ảnh: Romas_Photo/ Shutterstock)

Học giả Hứa Thành Cương (Xu Chenggang), người Mỹ gốc Hoa, gần đây đã được giới truyền thông phỏng vấn về vấn đề này, ông đưa ra 3 vấn đề đối với ĐCSTQ: Một là Tập Cận Bình bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính nội bộ, hai là khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị, ba là kiểu mô hình toàn trị của ĐCSTQ làm những nguy cơ xã hội ngày càng trầm trọng.

Về vấn đề đảo chính từ nội bộ, tôi cho rằng khả năng này không cao, vì quá trình thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình đã thành công làm tan rã thế lực đối lập, dù còn một số tiếng nói nhưng quá lẻ loi, nhưng biến cố này có xảy ra cũng không thể hóa giải được nguy cơ của ĐCSTQ, vì người khác lên cầm quyền đưa Trung Quốc trở lại con đường cải cách mở cửa thì cũng không mang lại niềm tin đối với người dân. Chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại thì bản chất của nhà cầm quyền này sẽ không thay đổi, người dân Trung Quốc có thể tiếp tục tin vào họ?

Còn vấn đề khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng kinh tế và chính trị, đó là những gì đang xảy ra hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu ĐCSTQ có khả năng kiểm soát tình trạng bất ổn xã hội hay không? Tập Cận Bình đã triển khai mạnh mẽ việc kiểm soát chặt chẽ công nghệ cao trong nhiều năm, đồng thời cũng tăng cường chuẩn bị cho bạo lực độc tài, gần đây ở Thâm Quyến đã huy động 10.000 cảnh sát vũ trang diễn tập chống bạo loạn trên đường phố nhằm sẵn sáng đối phó với tình trạng bất ổn xã hội. Tuy nhiên với bạo loạn quy mô nhỏ thì lực lượng vũ trang đó không khó để ứng phó bằng trang bị vũ trang, nhưng một khi quy mô lớn lan rộng thì cũng khó hóa giải được.

Còn về khủng hoảng xã hội, điều mà ĐCSTQ hiện đang làm là cố gắng trì hoãn. Dễ thấy như trong vấn đề vỡ bong bóng bất động sản, họ không để cho các nhà phát triển bất động sản sụp đổ vì lo sợ hiệu ứng dây chuyền, nhưng nguồn vốn nhà nước làm sao có thể cứu được khối bong bóng khổng lồ như vậy? Cứ tiếp tục trì hoãn có thể giúp các nhà phát triển bất động sản tồn tại thêm bao lâu trong bối cảnh ôm khối nợ khổng lồ phải định kỳ trả lãi, viễn cảnh ảm đạm đó có thể che giấu được bao lâu? Điều đáng sợ nhất là tình trạng sụp domino, khi đó quy mô miếng domino càng lớn thì càng khó cứu vãn.

Các ông trùm Phố Wall thường thêu dệt bức tranh tốt đẹp về Trung Quốc, nhưng gần đây họ đã thay đổi giọng điệu. Truyền thông thế giới phương Tây ngày càng xem việc phanh phui tệ nạn của Trung Quốc là xu thế. Gần đây, ngay cả Tổng thống Mỹ Biden cũng lên tiếng cho rằng Trung Quốc là “quả bom hẹn giờ” – nghĩa là chắc chắn sẽ nổ, chỉ là chưa rõ nổ khi nào.

Kể từ đầu năm nay, các số liệu kinh tế Trung Quốc cho thấy xu thế rơi thẳng đứng, thiên tai và nhân họa nối tiếp nhau, khi người Trung Quốc nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời thì họ liên tưởng đó là điềm báo đại nạn; cùng lúc, các phương tiện truyền thông và chính trị gia phương Tây đang dõi theo bức tranh sụp đổ của ĐCSTQ, tương tự người Trung Quốc ngày càng nói nhiều về vấn đề này, vì vậy chắc chắn ĐCSTQ sẽ sụp đổ, vấn đề chỉ là khi nào và dưới hình thức nào mà thôi.

Nguồn lực của ĐCSTQ có thể giúp trụ được trong vài năm, sau đó sụp đổ sẽ xảy ra. Kể từ đầu năm nay đã bùng nổ thông tin về tình trạng sa thải và cắt giảm lương trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như tin tức về những khó khăn tài chính của chính quyền địa phương. Cách đây không lâu, Thẩm Dương ở Đông Bắc Trung Quốc thậm chí không thể trả lương cho công an, ngay cả công an còn vậy thì cảnh sát sẽ như thế nào? Đến khi không còn tiền trả lương cho cả công an và cảnh sát thì còn ai sẽ bán mạng bảo vệ ĐCSTQ? Cần hiểu rằng đông đảo người nhà của những người bảo vệ ĐCSTQ kia cũng là thường dân, bản thân họ cũng thường bị chính lực lượng trị an đó trấn áp trong quá trình mưu sinh, do đó những công cụ bạo lực này không đáng tin và sẽ tan rã bất cứ lúc nào.

Gần đây ĐCSTQ đã đàn áp mạnh mẽ hệ thống y tế và sức khỏe, việc đi xử lý những kẻ hưởng lợi từ những lĩnh vực giúp nhà cầm quyền thu lợi nhuận khủng nhất này cũng chính là làm cách mạng thời đại giống như “đánh địa chủ chia ruộng đất” [thời Cải cách Ruộng đất], hết tiền thì lao đi cướp như vậy được nhân danh “làm cách mạng”, nhưng đó cũng là con đường tự diệt.

Tập Cận Bình không ngừng tự cắt đường máu của mình, không ngừng làm những việc cực đoan gây tội với người khác, ngày ngày tiến tới diệt vong… Không hiểu sao ĐCSTQ có thể chọn một người kế vị như vậy?

Khi nói đến thời gian và hình thức sụp đổ, ý kiến ​​của tôi là thời gian sụp đổ có thể nhanh là 5 năm, hoặc chậm nhất là 10 năm, bởi vì vận may của ĐCSTQ chỉ có thể chỉ duy trì trong một khoảng thời gian như vậy chứ không thể xa hơn. Việc thái độ của ĐCSTQ đối với nợ địa phương xem là “con nhà ai nhà ấy lo” đã phơi bày thực trạng bây giờ là: Nếu chính quyền có vấn đề thì trung ương sẽ phủi tay làm ngơ, vì khi “con nhà ai nhà ấy lo” thì không phải trung ương vô trách nhiệm mà là trung ương không chịu trách nhiệm.

Giới hạn của ĐCSTQ đã lộ rõ để chúng ta có thể dự tính được thời gian tồn tại của nhà cầm quyền này: trong phạm vi từ 5 – 10 năm.

Về hình thức sụp đổ, tôi nghĩ nó sẽ bắt đầu từ cấp xã dưới đáy xã hội, những quan chức chóp bu ngự ở nơi xa xôi, giới quan quyền thôn xóm làm “kẻ hai mặt” giữa cấp trên và những người dân, họ chỉ xuề xòa cho qua chứ không tuân thủ, chính lệnh ở trên không thể đến được dân chúng dưới đáy xã hội, cuối cùng người dân sẽ hiểu rằng chỉ khi họ đoàn kết lại thì họ mới có thể chống lại chính quyền. Chính phủ có tiền thì nuôi được lực lượng bảo vệ, nhưng hết tiền thì tan tành không ai cứu, khi lực lượng bảo vệ cho sự tồn tại của ĐCSTQ không còn đủ sức mạnh, thì chính quyền trung ương chỉ có đứng chịu trận.

Tóm lại, xu thế tan rã của chế độ ĐCSTQ trước tiên sẽ bắt đầu từ cấp cơ sở, sau đó sẽ lan rộng lên các cấp tiếp theo, cuối cùng chỉ còn lại Tập Cận Bình và 7 Ủy viên Ban Thường vụ ở Trung Nam Hải ngồi nhìn trời đoán quẻ.

Người Trung Quốc không thể thoát khỏi thảm họa này, mọi người phải đề phòng, chuẩn bị tinh thần, vì ngày đó không còn xa nữa!

Nghiêm Thuần Câu
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của nhà văn Nghiêm Thuần Câu, Vision Times được cho phép đăng lại.)