Theo một nghiên cứu, các vấn đề tâm lý về sự nghiệp, lòng tự tôn, nhu cầu cá nhân của hai vợ chồng trước khi có con có thể ảnh hưởng lớn đến trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn cần phải xử lý tất cả những điều còn vướng mắc để em bé được ra đời trong điều kiện tốt nhất. 

1. Bạn đã có con rồi nhưng vẫn muốn có nữa

có con
(Ảnh: Josep Suria/Shutterstock)

Một số người rất sợ khi nghĩ đến việc mang thai 9 tháng 10 ngày nhưng cũng có người “nghiện” việc đẻ con. Một người phụ nữ đã chia sẻ lên trang Alpha Mom về chứng nghiện những đứa trẻ có đôi má phúng phính, làn da hồng hào. Cô đã có 5 người con và tự biết mình đã quá nhiều tuổi để sinh thêm nhưng cô vẫn muốn có con nữa. Có thể nguyên nhân của chứng nghiện kỳ lạ này là từ mong muốn được bù đắp tình cảm từ tuổi thơ không hạnh phúc. Không có gì sai trái nếu muốn sinh thêm con, nhưng khi nhu cầu ấy trở nên cấp thiết như một chứng “nghiện”, bạn cần sự tư vấn từ chuyên gia.

2. Bạn mong rằng đứa trẻ sẽ cứu vãn mối quan hệ vợ chồng

cha me 1
(Ảnh: Rawpixel/Shutterstock)

Sau khi có con đầu lòng, 67% các cặp vợ chồng cho biết họ không còn hài lòng với mối quan hệ như trước đây. Thường thì sau khi em bé ra đời được 6 tháng, người phụ nữ sẽ xuất hiện cảm giác giảm sự hài lòng, ở nam giới là sau 9 tháng. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ nếu muốn sinh con để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình.

3. Sự nghiệp là ưu tiên của bạn

có con
(Ảnh: Ilona Titova/Shutterstock)

Sự tham công tiếc việc không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến người làm cha mẹ mà còn cả con cái của họ. Cha mẹ ưu tiên sự nghiệp sẽ không dành cuối tuần cho con cái, sẽ vừa chơi với con vừa check email. Con nhỏ sẽ dễ cảm thấy lạc lõng, mất tự tin, tổn thương về tinh thần. Nếu xác định có con, bạn cần sắp xếp ưu tiên phù hợp để đứa trẻ được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

4. Bạn không hài lòng với chính cuộc sống của mình

có con
(Ảnh: Prostock-studio/Shutterstock)

Theo Đại học bang Michigan, trẻ nhỏ sẽ học tập bằng cách bắt chước cha mẹ. Vì thế bạn hãy xuất hiện trước mặt con với hình ảnh đĩnh đạc tự tin, sống có mục đích để chúng được noi theo một tấm gương tốt. Cha mẹ hay cằn nhằn, không hài lòng về cuộc sống sẽ làm đứa con có nhiều suy nghĩ tiêu cực, ngăn trở chúng đạt được nhiều mục tiêu lớn trong tương lai.

5. Bạn cảm thấy bản thân vẫn là một đứa trẻ

Các nhà tâm lý học thậm chí còn có một thuật ngữ đặc biệt để chỉ những người đã trưởng thành nhưng hành động như trẻ con: infantilism. Trong khi nuôi dạy trẻ em cần sự kiên nhẫn, bền bỉ, gương mẫu thì những người này có xu hướng hành động theo cảm xúc chứ không phải lý trí. Trẻ em sẽ bắt chước bạn để lớn lên. Vì thế hãy tự thay đổi bản thân hoặc nhận lời khuyên từ bác sĩ tâm lý trước khi đón nhận vai trò “phụ huynh”.

6. Bạn phải vật lộn với căng thẳng và lo lắng

cha me 3
(Ảnh: fizkes/Shutterstock)

Nghiên cứu này tiết lộ rằng cảm xúc tiêu cực của cha mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái, đặc biệt là trong năm đầu đời. Trẻ có thể sẽ tiếp thu những hành vi tiêu cực và tâm trạng tiêu cực của cha mẹ. Cha mẹ ít khi cười nói, luôn biểu lộ sự bồn chồn lo lắng sẽ khiến con hoài nghi, nhút nhát, không biết chuyện gì đúng, chuyện gì sai. Về lâu về dài, các con sẽ dễ bị thờ ơ, thiếu sự nhạy bén với cảm xúc hoặc cũng dễ căng thẳng lo lắng như cha mẹ trong cuộc sống. Vì vậy, quy tắc rất đơn giản: cha mẹ hạnh phúc thì con cái cũng hạnh phúc.

7. Bạn đòi hỏi sự hoàn hảo

tỷ lệ sinh tại Mỹ
(Ảnh: karnavalfoto/Shutterstock

“Chủ nghĩa hoàn hảo” thường xuất phát từ nỗi sợ thất bại, cảm giác không xứng đáng, những trải nghiệm thiếu thốn trong thời thơ ấu. Các bậc cha mẹ nên tự kiểm soát vấn đề tâm lý này để không gây áp lực vô hình lên con cái. Đôi khi con sẽ không vâng lời và không muốn làm bài tập, bạn hãy nói chuyện nhẹ nhàng để con hiểu lý do vì sao thay vì bắt ép con phải làm theo ý mình. Có thể lý do của con sẽ hợp lý, vượt khỏi sự áp đặt của bạn. Nếu hiểu được con như vậy, bạn sẽ thông cảm và có hướng nuôi dạy chúng tốt hơn.

Theo Bright Side
Minh Minh

Xem thêm: