Tỷ phú Elon Musk đã cho công bố tập 3 “Hồ sơ Twitter”, tiết lộ tài liệu nội bộ Twitter quãng thời gian bầu cử 2020 và quãng trước và sau sự kiện Đồi Capitol 6/1/2021, về việc Twitter đã kiểm duyệt và sau đó ra quyết định cấm vĩnh viễn Tổng thống Donald Trump khỏi nền tảng này. Tập 3 là phần đầu và được công bố vào chiều Thứ Sáu (9/12).

Twitter File 3
(Ảnh ghép từ Shutterstock)

Tài khoản Twitter của cựu Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Trump từng bị Twitter dưới thời chủ cũ cấm vĩnh viễn ngày 8/1/2021. Nhưng không lâu sau khi Twitter đổi chủ sở hữu qua thương vụ 44 tỷ USD cuối tháng 10, tài khoản Twitter của cựu Tổng thống Trump đã được chủ mới Elon Musk khôi phục ngày 11/11/2022.

Nhà báo Matt Taibbi là người công bố tập 3 này, một ngày sau tập 2 do nhà báo Bari Weiss công bố. Việc trình diễn nhiều tập “Hồ sơ Twitter” này, hiện đang được cư dân mạng rất hoan nghênh, là một bước đi mạnh bạo của ông Musk khi thực hiện cam kết cải cách Twitter trở thành nền tảng tự do ngôn luận hơn.

Tập 3 này cho thấy những giám đốc điều hành của Twitter đã dùng các thủ đoạn mà chúng ta quen gọi là “chặn lén” (shadow ban) để nhắm vào Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020, tiết lộ những đầu mối Twitter liên hệ với người của chính quyền liên bang, và có một chút thông tin về vụ “ổ cứng Hunter” dính líu tới người của chính quyền liên bang.

Tập 3 mang tên “Loại bỏ Trump”, và phần đầu ở tập 3 này mang tên “Giai đoạn từ tháng 10/2020 đến sự kiện 6/1/2021”.

Diễn biến của bối cảnh lúc bấy giờ

Trước hết, hãy thử nhớ lại bối cảnh bấy giờ. Đó là giai đoạn Tổng thống Trump đứng ra tranh cử tiếp nhiệm kỳ 2 của mình.

Lúc đó, Hoa Kỳ đang chao đảo vì dịch bệnh virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), và truyền thông cánh tả ra sức tuyên truyền đổ tội cho ông Trump. Trong tập 2 của Hồ sơ Twitter có nhắc đến Twitter đã tham gia hoạt động này khi nỗ lực kiểm duyệt các thông tin về dịch bệnh, khiến rất nhiều thông tin chính xác và có lợi cho cộng đồng đã bị lọc mất.

Khi đó ông Joe Biden, ứng viên đại biểu của Đảng Dân chủ và cũng đối thủ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, có con trai là Hunter Biden dính vào vụ bê bối mà báo giới gọi là “ổ cứng Hunter” hoặc “laptop từ địa ngục”, khi mà trong nội dung ổ cứng và nhất là các email trong đó tiết lộ hàng loạt các quan hệ dính líu không minh bạch. Lúc đó, truyền thông cánh tả và thậm chí cả quan chức chính phủ phe cánh tả ra sức bịt miệng vụ việc này. Tập 1 của Hồ sơ Twitter cho thấy Twitter cũng tham gia vào hoạt động này của cánh tả khi ra sức chặn các thông tin chân thật về vụ “ổ cứng Hunter”.

Ông Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, thậm chí đã nói dối không chớp mắt trên CNN rằng vụ “ổ cứng Hunter” là do tin đồn của Điện Kremlin.

Tiến vào bầu cử rồi đến kiểm phiếu, Tổng thống Trump đã tuyên bố cuộc bầu cử có gian lận. Sau đó liên tiếp có các khiếu kiện từ phe ông Trump nhưng không thành. Cho đến sự kiện 6/1/2021 biểu tình bạo loạn tấn công Đồi Capitol. Truyền thông cánh tả ra sức đổ tội cho Tổng thống Trump, và sau đó Hạ viện Hoa Kỳ dưới sự chủ trì của bà Nancy Pelosi đã tiến hành luận tội lần 2 ông Trump, nhưng không thành công.

Như vậy, Tập 3 của Hồ sơ Twitter, chính là đã chỉ ra rằng Twitter đã tham gia hoạt động này của cánh tả và có dính líu đến người của chính quyền liên bang. Đúng lúc ông Trump cần dùng các kênh thông tin để truyền đạt ý kiến của mình ra công chúng, thì các phương tiện truyền thông cánh tả, và Twitter cũng ở trong đó, đã ngăn cản việc này. Twitter đã chặn thông tin và cuối cùng xóa tài khoản với trên 86 triệu người theo dõi của Tổng thống Trump.

Mở đầu của Tập 3

Matt Taibbi (MT): “2. Thế giới đã biết nhiều về câu chuyện những gì xảy ra giai đoạn giữa bạo động ở Capitol 6/1/2021 và xóa tài khoản Twitter của TT Donald Trump 8/1.”

MT: 3. “Chúng tôi sẽ cho biết những gì chưa được tiết lộ: Sự xói mòn các tiêu chuẩn trong công ty [Twitter] trong nhiều tháng trước sự kiện 6/1, quyết định của các giám đốc điều hành cấp cao vi phạm chính sách do chính họ đặt ra, v.v., trong bối cảnh có các giao tiếp liên tục và được ghi chép lại với các cơ quan của chính quyền liên bang.”

TwitterFiles 3.1 001
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

MT: “5. Dù người ta nghĩ thế nào về quyết định loại bỏ ông Trump ngày hôm đó, thì các thông tin liên lạc nội bộ trong Twitter từ ngày 6/1 đến ngày 8/1 là có ý nghĩa lịch sử rõ ràng […]”

“Chẳng phải đây là nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị đình chỉ sao?”, một nhân viên Twitter đã viết vậy trong hệ thống thông tin nội bộ Slack vào ngày hôm sau đó.

TwitterFiles 3.1 002
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Cơ sở và diễn biến của kiểm duyệt rồi sau đó xóa tài khoản Tổng thống Trump, sự tham gia của người thuộc chính phủ liên bang

MT: “7. Những giám đốc điều hành Twitter đã loại bỏ [xóa tài khoản] ông Trump một phần là trên cơ sở mà một giám đốc điều hành gọi là “bối cảnh xung quanh”: [Xét đến] các hành động của Trump và của những người ủng hộ “trong suốt thời gian cuộc bầu cử, và nói thẳng ra là, hơn 4 năm qua” […]”

TwitterFiles 3.1 004
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Tiếp đó nhà báo Taibbi dẫn ra những bằng chứng về thảo luận giữa những giám đốc điều hành, trong đó nhắc đến việc phải xét tổng thể những gì ông Trump và những người ủng hộ ông đã làm hay đã nói trong thời gian tiến hành tranh cử, và thậm chí cả hơn 4 năm, v.v.

Taibbi cho biết, tuy các thảo luận này dẫn đến việc xóa tài khoản Tổng thống Trump, nhưng thực ra việc này xảy ra được là vì có những dẫn dắt liên quan từ nhiều tháng trước sự kiện bạo động Đồi Capitol.

Twitter cũng đã tạo ra một công cụ mới trước đó. Ấy là vào quãng thời gian sau khi kiểm phiếu, và ông Trump tuyên bố bầu cử bị gian lận. Trong nội bộ, các giám đốc điều hành gọi công cụ này là “L3 deamplication” (thu nhỏ [âm lượng]).

Công cụ mới này được ra mắt vào ngày 10/12/2020, khi “Tổng thống Trump có 25 tweet, với nội dung kiểu như ‘một cuộc đảo chính đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta’”. Một tweet mà bị gắn nhãn cảnh báo thì cũng có thể bị “thu nhỏ” bởi công cụ này.

TwitterFiles 3.1 005
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Trong Tập 2 của “Hồ sơ Twitter”, nhà báo Weiss đã tiết lộ danh sách đen bí mật của Twitter. Và ở đó có chỗ đề cập đến cách nói của nội bộ Twitter “visibility filtering” (“chắn nhìn”) khi nói về cơ chế mà lén chặn không để cho một tweet nào đó được người đọc tìm thấy. Người gửi tweet không biết rằng tweet của mình đã bị chắn tầm nhìn, và người ta không biết chúng tồn tại. Cư dân mạng thường gọi những thứ “thu nhỏ” hay “chắn nhìn”“shadow ban” (“chặn lén”).

TwitterFiles 3.1 006
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

FBI đã gửi các báo cáo về các tweet tới những giám đốc điều hành của Twitter cùng các yêu cầu kiểm duyệt, và sau những thảo luận nội bộ, thì đã kiểm duyệt (xóa) một số tweet hoặc dán nhãn cảnh báo lên những tweet khác.

TwitterFiles 3.1 007
(Ảnh chụp màn hình Twitter)
TwitterFiles 3.1 008
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Taibbi cho biết những giám đốc điều hành của Twitter đã thành lập một nhóm trò chuyện riêng vào tháng 10/2020 để thảo luận về các nỗ lực kiểm duyệt liên quan đến bầu cử.

Có những trường hợp khiến người của Twitter cảm thấy rất kỳ cục, vì tweet tuyên bố của Tổng thống Trump khớp đúng tình huống thực tế, trong khi tuyên bố “bầu cử bị thao túng” của ông dường như là thuộc loại cần phải bị kiểm duyệt.

Tweet của Tổng Thống Trump: Tin mới nhất: 50.000 CỬ TRI OHIO NHẬN PHIẾU BẦU SAI LẦM. Mất kiểm soát rồi! Bầu cử bị thao túng!

Người của Twitter: “Bầu cử bị thao túng” vậy là đủ để tính là vi phạm rồi, đúng không?

Nếu tuyên bố đó là sai sự thật, thì đúng [là đã vi phạm và cần bị kiểm duyệt].

Nhưng mà, nó dường như là đúng sự thật mà –  (dẫn hình ảnh bài báo về 50.000 cử tri Ohio nhận phiếu bầu mới sau khi phát hiện sai lầm)

TwitterFiles 3.1 009
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Nhà báo Taibbi chỉ ra rằng trong sao lưu các trao đổi trên hệ thống Slack liên quan đến bầu cử, thì không có bất kỳ yêu cầu Twitter kiểm duyệt nào từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, Nhà Trắng và các đảng viên Cộng hòa.

MT: “27. [Chúng tôi] kiểm tra toàn bộ quá trình thực thi bầu cử trong Slack, chúng tôi không thấy một tham chiếu nào đến các yêu cầu kiểm duyệt từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, Nhà Trắng của Trump, hay đảng Cộng hòa nói chung. Chúng tôi đã xem hết rồi. Có thể chúng tồn tại, vì người ta bảo chúng tôi như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy chúng.”

TwitterFiles 3.1 010
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Như vậy, dựa theo các bằng chứng nhà báo Taibbi đưa ra, thì cơ sở hợp lý hóa cho việc ngăn chặn ông Trump kỳ thực đã được bắt đầu hình thành hàng mấy tháng trước ngày 6/1/2021.

Dính líu đến vụ “ổ cứng Biden” và quan hệ với người của chính quyền liên bang

MT: “20. Đây là về tình huống laptop của Hunter Biden, nó cho thấy anh Roth không chỉ gặp gỡ hàng tuần với FBI (Cục Điều tra Liên bang) và DHS (Bộ An ninh Nội địa), mà còn với cả DNI (Giám đốc Tình báo Quốc gia).”

Yoel Roth lúc đó là Trưởng nhóm Tin cậy và An toàn (Trust and Security) của Twitter.

TwitterFiles 3.1 011
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

MT: “21. Báo cáo của Roth cho FBI/DHS/DNI gần như khôi hài với giọng điệu tự chỉ trích mình: “Chúng tôi đã chặn câu chuyện của NYP (New York Post), sau đó bỏ chặn nó (nhưng nói ngược lại)… comms tức giận, các phóng viên nghĩ chúng tôi là những kẻ ngốc… tóm lại là FML (câu văng tục)”.”

TwitterFiles 3.1 012
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

MT: “10. Khi gần đến ngày bầu cử, những giám đốc điều hành cấp cao —có lẽ chịu áp lực từ các cơ quan liên bang, những người mà họ gặp nhiều hơn theo thời gian— ngày càng phải vật lộn với các quy tắc và bắt đầu nói về “vios” […]”

TwitterFiles 3.1 013
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Những ghi chép của hệ thống thông tin nội bộ Slack cho thấy rằng sau ngày 6/1/2021, liên lạc giữa các giám đốc điều hành Twitter và FBI đã gần gũi hơn, thể hiện qua thái độ của các giám đốc điều hành.

MT: “11. Sau 6/1, Slacks nội bộ cho thấy các giám đốc điều hành của Twitter đang thoát khỏi lối quan hệ cứng nhắc với các cơ quan liên bang. Đây là Yoel Roth, trưởng nhóm Tin cậy và An toàn, phàn nàn về việc thiếu các mô tả “đủ chung chung” trong lịch làm việc để che giấu các cuộc gặp gỡ “rất thú vị” với các đối tác của mình.”

“Tôi rất ủng hộ tính minh bạch của lịch làm việc,” anh Roth viết. “Nhưng mà giờ đã đến điểm mà những gặp gỡ các đối tác của tôi trở nên… rất thú vị… về những người mà không có các đầu lịch làm việc miêu tả đủ chung chung để có thể đừng tiết lộ […]”

“Cuộc ‘họp công việc rất nhàm chán’ đó chắc chắn không phải là về Trump rồi nha 😉 (cười nháy mắt)” một người khác liền đáp lại câu đùa cợt này.

“Quá chuẩn luôn,” Roth đáp lời. “Cũng không phải họp hành với FBI. Tôi thề.”

TwitterFiles 3.1 014
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Các đồng nghiệp của Roth đã trả lời bằng “lmao” (buồn cười quá), cho thấy rằng họ nghĩ điều đó thật khôi hài.

Các tiêu chuẩn của Twitter bị xói mòn

Như ở ngay đoạn mở đầu, nhà báo Taibbi bình luận rằng những thông tin tiết lộ từ nội bộ Twitter cho thấy “sự xói mòn các tiêu chuẩn của Twitter”, và hành vi của những giám đốc điều hành Twitter trong những tháng trước bầu cử cho tới thời điểm sự vụ Điện Capitol 6/1 là đã vi phạm chính sách của chính họ, và cuối cùng Twitter đã ra quyết định cấm vĩnh viễn Tổng thống Trump.

Thông tin nội bộ mà Taibbi tiết lộ còn cho thấy sau khi những giám đốc điều hành Twitter chặn Tổng thống Trump xong, họ đã lên kế hoạch rằng khi cần thiết thì họ sẽ chặn tổng thống và Nhà Trắng tương lai.

MT: 6. “Ngay sau khi hoàn tất xóa tài khoản ông Trump, những giám đốc điều hành Twitter […] chuẩn bị cấm các tổng thống và Nhà Trắng tương lai –có lẽ thậm chí là Joe Biden […]”

“Theo chính sách cấm tài khoản (ban nick) của chúng ta, nếu biết rõ rằng một tài khoản khác được dùng để né tránh việc cấm tài khoản, thì tài khoản khác đó cũng là đối tượng bị cấm. Một số tài khoản của chính phủ, như tài khoản @POTUS và @WhiteHouse, thì chúng ta không đình chỉ các tài khoản đó, nhưng sẽ có các hành động để hạn chế sử dụng [nếu nó được dùng để né tránh],” một giám đốc điều hành đã viết như vậy.

@POTUS và @WhiteHouse là tài khoản không phải của riêng cá nhân. @POTUS là dành cho tổng thống đương nhiệm, và @WhiteHouse là tài khoản cho [người phát ngôn của] Nhà Trắng, tức là không thuộc về cá nhân, mà sẽ đổi chủ mỗi lần có chính quyền mới.

TwitterFiles 3.1 003
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

“Hồ sơ Twitter” là các báo cáo dưới dạng các chuỗi tweet của nhà báo và nhà văn độc lập —Matt Taibbi, Bari Weiss, và Michael Shellenberger— trong hợp tác với tỷ phú Elon Musk và cũng là chủ nhân mới của Twitter.

Mời xem tiếp “Hồ sơ Twitter” tập 4 tại đây.

Thiên Đức

Ghi chú: Bản gốc chuỗi các tweet trên Twitter.Com tương đối khó theo dõi do cách sắp xếp của Twitter. Có những chương trình cho phép đọc thuận tiện hơn. Ví dụ, độc giả có thể tham khảo ở đây:

Tập 1: https://threadreaderapp.com/thread/1598822959866683394.html

Tập 2: https://threadreaderapp.com/thread/1601007575633305600.html