Khi khám phá những bí ẩn về sức khỏe con người, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Chính xác thì điều gì đã khiến chúng ta rơi vào cái bẫy bệnh tật? Rắc rối bên ngoài, nỗi lo bên trong và những cơn bão cảm xúc, đây chẳng phải là cuộc sống thường ngày của con người hiện đại hay sao?

bệnh tật
Tâm trạng và trạng thái tinh thần chắc chắn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. (Ảnh: Drazen Zigic/ Shutterstock)

Trong cuốn sách “Kỹ thuật bảo tồn sức khỏe Tây Tạng không giận dữ: Y học phòng ngừa chăm sóc toàn diện cơ thể, tâm trí và tâm hồn”, Bác sĩ Lobsang, chuyên gia nổi tiếng về y học phòng ngừa cho cơ thể, tâm trí và tâm hồn, tiết lộ cho chúng ta nguyên nhân về bệnh tật của con người dưới góc nhìn độc đáo và sự hiểu biết sâu sắc. Ông đã nhắc đến 3 nguyên nhân chính: yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong và yếu tố không phải bên ngoài hay bên trong.

Khi môi trường bên ngoài trở nên khắc nghiệt, như thời tiết thay đổi mạnh mẽ, ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hay dịch bệnh hoành hành, những “yếu tố bên ngoài” này có thể trở thành thủ phạm đe dọa sức khỏe của chúng ta. Tính biến thiên cao của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và khả năng xuyên thấu của các hạt bụi mịn PM2.5 là những đại diện điển hình của các yếu tố bên ngoài như vậy.

Đồng thời, sự thay đổi tâm trạng và trạng thái tinh thần cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Những cảm xúc quá mạnh, hoặc khó kiểm soát như vui mừng, giận dữ, lo lắng, oán giận quá mức đều là “nguyên nhân bên trong”, và có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe không ổn định.

Còn “nguyên nhân không phải ở bên trong hay bên ngoài” liên quan đến một số tình huống cực đoan và hiếm gặp, như bị thú dữ tấn công hoặc bị thương do kiếm và súng.

Vui vẻ, bình hòa là chìa khóa của sức khỏe

Yếu tố bên ngoài dù mang tên “ngoài” nhưng không hẳn là không thể kiểm soát được. Tây y nói về khả năng miễn dịch, Tây Tạng nói về năng lượng sống, Trung y nói về chính nghĩa và vệ khí (vệ có nghĩa là bảo vệ, giữ cho cơ thể không bị tà khí xâm nhập).

Đây là những chiếc ô bảo vệ của chính chúng ta. Khi cơ thể, tâm trí và tâm hồn ở trong trạng thái hài hòa, hiệu quả bảo vệ thường là tối ưu nhất.

Vì vậy, những điều này lại hướng về các yếu tố bên trong. Bình thường bạn giữ được tâm thái bình hòa lâu hơn hay tức giận lâu hơn? Nếu bạn trải qua hơn 60% thời gian trong ngày trong tâm thái vui vẻ, không tức giận, thì bạn đã có lợi thế trong việc duy trì sức khỏe của mình.

Hãy bắt đầu từ việc giữ tâm thái bình hòa 60% thời gian trong ngày

hanh phuc 3
Bạn vẫn là một người sống có cảm xúc, nhưng những cảm xúc này không còn có thể làm tổn thương bạn nữa. (Ảnh: Dragon Images/ Shutterstock)

Hãy tập giữ cho bản thân không tức giận. Đừng đặt cho mình tiêu chuẩn cao ngay từ đầu là “không bao giờ nổi giận”. Ở giai đoạn này, nếu bạn có thể duy trì tâm thái bình hòa 60% thời gian trong ngày, thì khả năng bạn bị tổn hại bởi tức giận hay lo lắng đã là rất thấp. Tiếp theo, từ từ tăng thời gian này trong ngày lên 70% – 80%.

Bạn vẫn có thể cảm thấy vui, giận, lo lắng, buồn bã và sợ hãi. Bạn vẫn là một người sống có cảm xúc, nhưng những cảm xúc này không còn có thể làm tổn thương bạn nữa.

Từ giận dữ hại gan đến rối loạn gan và cảm xúc

Sách y học Trung Quốc cổ đại mô tả tác động của nhiều trạng thái cảm xúc thái quá đến chân khí trong cơ thể con người, như “vui làm khí chậm lại, giận dữ làm khí tăng lên, lo lắng khiến khí suy nhược, suy nghĩ khiến khí trì trệ, buồn bã khiến khí biến mất, sợ hãi khiến khí huyết suy giảm, sốc làm khí huyết rối loạn”.

Trong đó, tức giận khiến khí tăng cao, tức giận làm tổn thương gan. Gan lại có chức năng điều hòa sự lưu thông khí khắp cơ thể. Ngược lại, nếu chức năng này không đủ tốt, thì những người có tính khí tốt cũng sẽ dễ nổi giận.

Từ cảm lạnh đến ung thư

Theo y học Tây Tạng, sự tức giận, oán giận, ủ rũ, trầm cảm, sợ hãi, buồn bã, tham lam và thiếu hiểu biết được gọi chung là chất độc đối với tim.

Những thứ chất độc này có thể khiến quá trình tuần hoàn của cơ thể con người lên xuống thất thường, khiến khí huyết lưu thông hỗn loạn, dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau, từ cảm lạnh viêm nhiễm tái phát, đến mệt mỏi, hay ngủ nhiều vẫn mệt. Nghiêm trọng thì mầm mống của các bệnh mãn tính, ung thư sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong cơ thể.

Sự cân bằng giúp con người có được sức khỏe tốt

shutterstock 1192575313
Sống cân bằng là để nâng cao chất lượng sống của chính bạn. (Ảnh: 13_Phunkod/ Shutterstock)

Y học Tây Tạng chỉ rõ rằng 3 thứ độc là tham, sân, si phát sinh từ sự vô minh có thể gây ra sự mất cân bằng trong 3 nguồn năng lượng sống trong cơ thể con người. Ba nguồn năng lượng sống này là “Lung (tương ứng với ‘gió’)”, “Tripa (tương ứng với ‘lửa’)” “Bekan (tương ứng với ‘nước’ và ‘đất’)”.

Lòng tham quá mức dễ gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn Lung, tức giận quá mức có thể gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn Tripa, vô tri và thiếu hiểu biết có thể gây ra rối loạn Bekan.

Cảm xúc và sức khỏe có liên quan chặt chẽ với nhau

Năng lượng sống “Tripa” liên quan đến sự tức giận. Theo “Tứ bộ y điển” (4 bộ kinh điển y học), Tripa chủ yếu gắn liền với gan và túi mật của con người, nằm ở khoảng giữa cơ thể con người.

Năng lượng Tripa đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng như tạo nhiệt, duy trì nhiệt độ cơ thể, làm da hồng hào, trao đổi chất, tăng cường lòng can đảm và trí tuệ, v.v. Đó là năng lượng cho các hoạt động sống.

Thường xuyên nóng giận, đố kỵ mạnh mẽ, làm việc vất vả đột ngột, ăn thịt uống rượu quá nhiều, xúc phạm đến Thần Phật đều là những yếu tố có thể gây ra bệnh về Tripa.

Thông qua bài viết này, Bác sĩ Lobsang không chỉ cho chúng ta thấy những yếu tố khác nhau có thể dẫn đến bệnh tật, mà còn dạy chúng ta cách phòng ngừa bệnh tật từ góc độ cơ thể, tâm trí và tâm hồn, đồng thời giúp chúng ta theo đuổi một cuộc sống khỏe mạnh và hài hòa hơn.