Phổi là bộ lọc tự nhiên giúp bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Thật không may, hệ thống hô hấp luôn bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Ho khan, đau ngực, khó thở, tất cả những triệu chứng này đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phổi nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, thuyên tắc phổi và nhiều bệnh khác. 

Dưới đây là những cách tự nhiên và đơn giản giúp phổi của bạn nhanh chóng phục hồi sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại:

1. Nâng cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu ở góc 15 độ khi ngủ là cách đơn giản giúp bạn làm giảm sự thoát dịch nhầy vào cổ họng, ngăn ngừa tình trạng ho vào ban đêm. Bạn nên dùng một gối chiếc gối có độ cao thích hợp để nằm hàng ngày.

6 điều nhất định phải tránh khi ngủ, thói quen ngủ, Làm sạch phổi
(Ảnh: Shutterstock)

2. Nhờ người vỗ long đờm

Bạn cần một người giúp bạn vỗ vào phần trên giữa lưng bằng cách khum lòng bàn tay lại, để làm lỏng chất nhầy trong phổi. Như vậy bạn mới có thể ho sạch đờm ra ngoài.

3. Dọn sạch nhà cửa

Một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi là do chúng ta phải tiếp xúc với nấm mốc độc hại. Môi trường sống đầy bụi bặm, ẩm thấp chắc chắn sẽ làm nấm mốc phát triển. Tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các triệu chứng như viêm nhiễm, dị ứng và lên cơn hen suyễn. Để việc hô hấp được dễ dàng, bạn cần dọn nhà sạch sẽ và sử dụng máy lọc không khí.

4. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm

Nếu đang sống trong một khu vực bị ô nhiễm cao, bạn cần biết cách bảo vệ mình khỏi các khí độc hại trong môi trường xung quanh. Bạn cần luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài. Bạn có thể mua loại có bộ lọc làm bằng than hoạt tính hoặc than. Trên thị trường còn có loại lọc hạt P100 giúp bảo vệ đường hô hấp của bạn ở mức cao nhất.

Làm sạch phổi
(Ảnh: EVG Culture / Pexels)

5. Đừng kìm nén cơn ho

Ho là quá trình tự nhiên giúp phổi loại bỏ chất nhầy khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Kìm hãm cơn ho có thể khiến hiện tượng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc giảm ho khi bạn thực sự không chịu được.

6. Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp bảo vệ sức khỏe lá phổi của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên về cách thay đổi thói quen ăn uống bạn nên cân nhắc:

  • Chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ để tránh được nguy cơ mắc ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.
  • Nếu bạn không thể chuyển sang thực phẩm hữu cơ hoàn toàn, hãy cố gắng tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản và chất phụ gia cũng như thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Kiểm tra kỹ tem nhãn thực phẩm tại siêu thị trước khi mua.
  • Đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước sẽ giúp giữ ẩm cho phổi, loại bỏ chất nhầy và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
nguyên tắc dinh dưỡng của người Nhật, uống nước trong khi ăn
(Ảnh: Shutterstock)

7. Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ tốt cho ngoại hình của bạn mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho các cơ quan nội tạng. Sự vận động sẽ giúp các bộ phận bên trong cơ thể được tăng lưu lượng máu và cho phép các vitamin cùng khoáng chất cần thiết đi đến phổi nhanh hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề với phổi hoặc hệ hô hấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập thể dục.

8. Hít thở đúng cách

Cách bạn thở có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của bạn. Phổi càng khỏe thì tinh thần và thể chất của bạn càng tươi vui hơn. Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng thải carbon dioxide ra khỏi phổi, bạn nên học một số bài tập thở.

hit tho image
(Ảnh: Shutterstock)

Cách 1: Hít vào bằng mũi trong 2-3 giây rồi thở ra bằng mồm (chu môi) trong 4-9 giây. Bài tập này cũng có tác dụng kiểm soát cơn hen suyễn để bạn bình tĩnh lại.

Cách 2: Thở bằng cơ hoành không phải là cách phổ biến nhưng kiểu thở này giúp bạn tăng dung tích phổi và làm cho phổi khỏe hơn. Đầu tiên, bạn nằm ngửa. Đặt một tay lên bụng và tay kia đặt lên ngực. Hít vào bằng mũi trong 2-3 giây. Thở ra bằng mồm và ấn nhẹ vào bụng trong 3-4 giây. Bạn hãy tập thở như vậy trong 5 phút.

Cách 3: Hít thở sâu bằng mũi. Khi thở ra, bạn hãy tạo âm thanh ngâm nga (âm thanh được tạo ra khi miệng ngậm chặt, âm thanh phát ra từ mũi). Cách thở này giúp bạn tăng cường cơ hoành và phổi của bạn sẽ nhận được nhiều oxy hơn.

Cách 4: Ngồi trên sàn trong tư thế thiền, hai tay của bạn đặt trên đầu gối với lòng bàn tay hướng lên trên. Dùng ngón tay bịt một lỗ mũi, hít vào thật sâu. Bịt lỗ mũi còn lại và thở ra. Ở lỗ mũi bạn vừa thở ra, hít vào, bịt lỗ mũi còn lại và thở ra. Người mới bắt đầu nên tập 3 phút còn người có kinh nghiệm rồi tập 15-20 phút.

Hãy bắt đầu ngày mới bằng buổi tối với 7 thói quen lành mạnh
(Ảnh: Shutterstock)

9. Bấm huyệt

Theo phương pháp bấm huyệt, một số điểm trên cơ thể của chúng ta có khả năng làm giảm các vấn đề về hô hấp và ho. Một trong số chúng nằm ở gốc của ngón tay cái (huyệt Thái uyên). Bạn hãy thử nhấn mạnh điểm này trong 3 phút rồi cảm nhận kết quả.

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm: