45 Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng hòa hôm thứ Ba (26/1, giờ Mỹ) đã bỏ phiếu phản đối mở phiên tòa luận tội Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump. Họ nói rằng việc luận tội một vị tổng thống đã rời nhiệm sở là vi phạm hiến pháp.

Embed from Getty Images

44 trong tổng số 50 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đứng cùng với nỗ lực của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (bang Kentucky) trong việc yêu cầu hủy phiên tòa luận tội ông Trump. Tuy động thái này chưa đủ để ngăn chặn phiên xét xử diễn ra, nhưng nó cho thấy rõ rằng Đảng Dân chủ sẽ không có đủ phiếu bầu (67 phiếu) để kết tội ông Trump.

5 Thượng nghị sĩ Cộng hòa gồm: Mitt Romney (bang Utah), Ben Sasse (bang Nebraska), Susan Collins (bang Maine), Lisa Murkowski (bang Alaska) và Pat Toomey (bang Pennsylvania) đã đứng về phía Đảng Dân chủ để bỏ phiếu bác bỏ kiến nghị của TNS Rand Paul. Điều này cho thấy, 5 TNS Cộng hòa này có thể bỏ phiếu kết tội ông Trump. Trong phiên tòa luận tội ông Trump lần một năm 2020, ông Romney là TNS Cộng hòa duy nhất bỏ phiếu kết tội tổng thống của đảng mình.

Thượng viện đã bỏ phiếu bác bỏ kiến nghị hủy luận tội do TNS Rand Paul yêu cầu (55-45). Điều này có nghĩa rằng, phiên tòa luận tôi sẽ diễn ra và dự kiến các buổi tranh biện bắt đầu từ ngày 8/2.

Trước đó, vào ngày 13/1, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua điều khoản luận tội ông Trump với cáo buộc “kích động nổi dậy” trong vụ xâm nhập vào Điện Capitol hôm 6/1. Ông Trump thực ra đã kêu gọi những người biểu tình không tham gia và các hành động bạo lực và sau đó ông đã yêu cầu họ “hãy trở về nhà trong ôn hòa”.

>>Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua điều khoản luận tội TT Trump lần 2

Ông Trump là tổng thống đầu tiên bị luận tội hai lần, và cũng là tổng thống đầu tiên bị luận tội sau khi đã rời chức vụ.

Trước buổi bỏ phiếu tại Thượng viện hôm 26/1, TNS Rand Paul đã cảnh báo rằng ông muốn buộc các đồng nghiệp của mình phải đưa ra tuyên bố chính thức liên quan đến vấn đề luận tội ông Trump.

Nếu chúng ta sẽ bỏ tù mọi chính trị gia, thì chúng ta sẽ luận tội mọi chính trị gia mà đã từng sử dụng từ ‘chiến đấu’ theo nghĩa ẩn dụ trong bài phát biểu của họ hay sao? Thật lố bịch”, ông Paul nói. “Tôi muốn cơ quan này phải công khai quan điểm. Tất cả mọi người ở đây [phải công khai quan điểm]”.

Ông Paul nói thêm: “Cho đến trưa ngày thứ Tư tuần trước [20/1], ông Donald Trump không còn ở vị trí được liệt kê trong Hiến pháp. Ông là một công dân bình thường. Quan chức điều hành [phiên luận tội này] không phải là chánh án tòa án tối cao, ông ta cũng đã tuyên bố không tham gia. Sự vắng mặt của chánh án cho thấy rằng đây không phải là phiên xét xử tổng thống, mà là xét xử một thường dân”.

Sau khi bỏ phiếu ủng hộ kiến nghị của TNS Rand Paul, Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Lankford (bang Oklahoma) đã phát đi tuyên bố cho hay: “Đây không phải là một phiên tòa; đây là nhà hát chính trị. Quý vị không thể loại bỏ một người khỏi văn phòng khi người đó đã rời chức vụ rồi. Trong phiên tòa này, không có Tổng thống đương nhiệm, không có Chánh án Tòa án Tối cao, và không có người có thể bị loại khỏi văn phòng… Trong thời khắc mà đất nước ta cần đoàn kết, thì phiên tòa này sẽ chỉ làm cho sự chia sẽ hằn sâu thêm”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn (bang Texas) đã đặt câu hỏi nếu Quốc hội bắt đầu tổ chức các phiên tòa luận tội các cựu quan chức, vậy bước tiếp theo là gì: “Chúng ta có thể ngược dòng thời gian và xét xử Tổng thống Obama?

Phản bác lại các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, Lãnh đạo Đa số Thượng viện, TNS Dân chủ Chuck Schumer (bang New York) đã tuyên bố rằng phiên tòa này không vi hiến.

Chúng ta cần sự thật và trách nhiệm giải trình cho các hành động của ông Donald Trump. Phiên tòa luận tội ông ta sẽ tiếp tục tại Thượng viện Hoa Kỳ”, ông Schumer viết trên Twitter.

Nhiều chuyên gia luật – trong đó có giáo sư danh dự Trường Luật Harvard Alan Dershowitz – đã lên tiếng cho rằng phiên tòa luận tội ông Trump lần hai là vi phạm Hiến pháp.

Trao đổi với Fox News vào đầu tháng này, ông Dershowitz cho biết: “Đó là vi hiến, nhưng điều đó có lẽ sẽ không làm các thượng nghị sĩ bận tâm. Hiến pháp là rất rõ ràng. Chủ đề, mục đích, mục tiêu của luận tội là để phế truất một vị tổng thống đương nhiệm. Và có hai tiền lệ. Một cái là rất rõ ràng. Khi Tổng thống Nixon từ chức vào lúc sắp bị luận tội và phế truất, sau đó không ai cố gắng luận tội ông ta nữa khi ông đã rời chức vụ”.

Xuân Thành

Xem thêm: