Các cuộc biểu tình kêu gọi ủng hộ Palestine diễn ra nối tiếp, các chính trị gia có nhiều tranh cãi, mắng mỏ nhau không ngừng… Tại Pháp, đất nước có lịch sử chủ nghĩa thực dân và cộng đồng Do Thái và Hồi giáo quan trọng nhất châu Âu, xung đột Israel – Palestine đã là một chủ đề dễ phát nổ.

Macron gap Netanyahu
Ngày 24/10/2023, Thủ tướng Israel Netanyahu (phải) bắt tay Tổng thống Pháp Macron trước cuộc hội đàm ở Jerusalem. (Nguồn ảnh: CHRISTOPHE ENA/Getty Images)

Tổng thống Pháp Macron bắt đầu tới Israel và Palestine bắt đầu từ thứ Ba, đồng thời thăm Jordan và Ai Cập, Macron đã cố gắng hết sức để đứng ở giữa, một mặt cho rằng Israel có quyền tự vệ, mặt khác ông nhấn mạnh quyền sinh tồn của người Palestine, đồng thời nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước là chìa khóa để Israel và Palestine có lối thoát vĩnh viễn cho sự chung sống hòa bình. 

Tuy nhiên, ông Macron đã nói một câu trong cuộc hội đàm với ông Netanyahu, có thể bắt chước theo cách làm chống lại Nhà nước Hồi giáo, đó là xây dựng một liên minh để cùng chống lại các phong trào khủng bố, bắt đầu từ Hamas. Phát biểu này của ông Macron đã gây tranh cãi ở nước Pháp. Một bài báo trên tờ Le Point đặt câu hỏi, con ruồi nào đã cắn dây thần kinh của Tổng thống? Pháp sẽ đưa quân tới Trung Đông? Cũng có những lời chỉ trích rằng đây là sự “trở lại con đường cũ của Bush và lý thuyết của phe tân bảo thủ [1] về cuộc chiến chống khủng bố“. Điện Elysée nhanh chóng ra mặt để làm dịu tình hình sau phát biểu này của ông Macron.

Tranh chấp này không phải là vấn đề lớn, ngoài ý nghĩa không rõ ràng, ông Macron về cơ bản giữ được chừng mực, của cái gọi là Cộng hòa thứ năm trong việc xử lý vấn đề Palestine-Israel. Tuy nhiên, điểm nóng mới nhất là chuyến đi tới Israel của bà Yael Blanc-Pivet, Chủ tịch Quốc hội Pháp. Hôm Chủ nhật, bà đã gây ra tranh cãi khi phát biểu tại Tel Aviv rằng “không ai được ngăn cản” Israel “tự bảo vệ mình” và bà bị cáo buộc thiên vị Israel.

Ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo đảng cánh tả cực đoan Pháp “La France insoumise” (Nước Pháp không khuất phục), ngay lập tức phản ứng gay gắt, cáo buộc bà Yael Blanc-Pivet “khuyến khích” Israel thực hiện “thảm sát” ở Gaza. Những lời này của ông Mélenchon cũng gây bùng nổ một cuộc phản kích mạnh mẽ. Ông Yonathan Arfi, Chủ tịch Hội đồng các tổ chức Do Thái ở Pháp (Crif), phản đối rằng nhận xét của ông Mélenchon tương đương với việc “mô tả người Do Thái là người nước ngoài và là bên phát động chiến tranh”. Trong khi ông Laurent Wauquiez, một đảng viên Cộng hòa cánh hữu và là chủ tịch vùng Alpes, chỉ trích ông Mélanchon mô tả đây là “sự hợp tác muộn màng 80 năm“, ngầm châm biếm khung cảnh đen tối của sự hợp tác giữa chế độ Vichy của Pháp và Đức Quốc xã 80 năm trước. Nhưng ông Mélenchon bác bỏ mọi cáo buộc “bài Do Thái” chống lại mình, ngược lại ông gọi đối phương chỉ trích mình là “cảnh sát ngôn ngữ”.

Kể từ vụ thảm sát đẫm máu của Hamas đối với người Israel vào ngày 7/10, đảng La France insoumise, không giống như các đảng khác trong liên minh lớn cánh tả Nupes, đã từ chối gọi Hamas là một “tổ chức khủng bố”. Điều này làm nổi bật sự chia rẽ sâu sắc trong liên minh cánh tả lớn, bao gồm Đảng Xanh và Đảng Xã hội. 

Theo báo cáo mới nhất từ ​​Điện Elysee, ít nhất 30 người Pháp đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Hamas, một sự kiện bi thảm hiếm hoi kể từ khi thành lập nhà nước Israel vào năm 1948. Nhưng thảm kịch không thể dập tắt được cuộc tranh cãi ở Pháp. Ông Jean Garrigue, giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Orleans ở Pháp, chỉ ra rằng cuộc tranh cãi hiện nay “cho thấy cuộc tranh luận ở Pháp dễ bùng nổ như thế nào. Có nhiều thành kiến ​​ngay cả trong số các ‘chuyên gia’ và khó có thể duy trì tính khách quan và trung lập.”

Ông nhắc nhở rằng vấn đề “sám hối” đã đóng một vai trò quan trọng đối với những người ủng hộ sự nghiệp của Palestine, một phần là do sự thống trị thực dân của Pháp tại khu vực Maghreb, và phần lớn dân số Hồi giáo tại Pháp đến từ Maghreb; nhưng nó cũng liên quan đến những người ủng hộ cộng đồng Do Thái vì “lịch sử hợp tác của Pháp và sự tham gia của Chính phủ Vichy của Pháp vào ‘Giải pháp cuối cùng’ (tiêu diệt người Do Thái)” trong Holocaust.

Ông Marc Hecker, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Pháp (Ifri), cho biết, nói về những người ủng hộ Palestine, đây là cái gọi là sự đoàn kết “liên Ả Rập”, bao gồm những người theo chủ nghĩa Gaullist mong muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với thế giới Ả Rập sau chiến tranh Algeria, mạng lưới cánh tả Công giáo và những người phe  cực tả chống chủ nghĩa chống đế quốc. Ông lưu ý rằng không giống như các vấn đề như chiến tranh ở Ukraine, xung đột ở Trung Đông vẫn là “vấn đề quốc tế duy nhất khiến hàng chục ngàn người xuống đường ở Pháp”. Ông cho rằng “sự cộng hưởng do xung đột Israel – Palestine gây ra tại Pháp vượt xa các thuộc tính dân tộc”.

Cuối tuần qua, khi Israel ném bom liên tục vào Gaza giết chết nhiều dân thường, đã có những cuộc biểu tình lớn nhỏ ủng hộ người Palestine trên khắp nước Pháp. Họ hô vang các khẩu hiệu như “Những kẻ sát nhân Israel”“Macron đồng lõa”. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở Pháp nhìn chung diễn ra trong hòa bình. Nhưng các hoạt động bạo lực bài Do Thái dữ dội đã xảy ra ở Pháp trong vụ ném đá đầu tiên vào năm 2000 và trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza năm 2009 và 2014.

Nhà khoa học chính trị người Pháp Philippe Knoche cho rằng cách cánh tả cực đoan “đổ thêm dầu vào lửa” thật đáng lo ngại. Nền chính trị Pháp luôn khá chia rẽ về vấn đề này, nhưng cách làm của ông Mélenchon được coi là một “tính toán bầu cử”, hy vọng rằng làm như vậy sẽ giành được sự ủng hộ của cử tri Hồi giáo và cử tri ngoại ô.

Đảng cực hữu Pháp trước đây luôn bài Do Thái nay đang ra sức “thay đổi” hình ảnh của mình, đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (Front National) của bà Marine Le Pen khẳng định họ là đảng thực sự “bảo vệ” người Do Thái ở Pháp, qua đó nhằm tìm cách thoát khỏi chủ nghĩa bài Do Thái đang ám ảnh đảng này.

Theo ông Marc Hecker, trong bối cảnh này, Tổng thống Macron, người đã đến thăm Israel vào thứ Ba và sau đó là Bờ Tây bị chiếm đóng, đang ở trong một “trạng thái cân bằng rất khó chịu”.

Một mặt, “mọi người hy vọng rằng ông ấy sẽ thể hiện tình đoàn kết mạnh mẽ với Israel, nhưng điều này có thể bị những người ủng hộ Palestine coi là thiên vị”; mặt khác, “ông ấy đang cố gắng thể hiện tiếng nói truyền thống của Pháp, tập trung vào việc bảo vệ dân thường và khởi động lại tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel” và xoa dịu căng thẳng ở Pháp.

Theo An Đức Liệt, RFI

[1] neo-con: Tân (neo) bảo thủ (conservative) (từ ngữ cũ) — những người chủ trương toàn cầu hóa, ủng hộ nhập cư. Nguyên gốc là từ trái nghĩa với cựu bảo thủ (paleocon), những người ủng hộ hạn chế nhập cư, chính sách đối ngoại không can thiệp, và đối lập với đa văn hóa chủ nghĩa. Hiện nay người ta không còn nói đến sự phân chia cựu bảo thủ và tân bảo thủ như thời đó nữa. Tân bảo thủ thường được hiểu là người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa.